Giáo án Sinh học 12 Bài 34: Sự phát sinh loài người
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Giáo án Sinh học 12 Bài 34: Sự phát sinh loài người
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng đang sinh sống.
- Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người.
- Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp.
- Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển loài người.
2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: quá trình phát sinh người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa của người hiện đại.
- Kĩ năng tư duy phê phán những quan niệm sai lầm về nguồn gốc loài người.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động đến con người và xã hội loài người.
II. Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
Hình 34.1, 34.2 SGK
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Khám phá: (5p)
*Ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
- Dựa vào đâu để phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại? Hoa thạch là gì và vai trò của hóa thạch? Nêu các nhận xét về lịch sử phát triển của sinh giới?
2.Kết nối:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành loài người hiện đại. GV: Yêu cầu HS đưa ra các bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc động vật của loài người? - Điểm giống nhau giữa người và linh trưởng qua bảng 34? - Giải thích sơ đồ cây phát sinh chủng loại của bộ linh trưởng? Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa người và các loài linh trưởng? HS: Vận dụng kiến thức bài 24, bảng 34, hình 34.1, thảo luận và trả lời. GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phân biệt các giai đoạn phát triển của loài người? HS: thảo luận và trả lời GV: hỏi gợi mở: - Liệt kê thứ tự 8 loài trong chi Homo? Loài tồn tại lâu nhất? Những loài đã bị tuyệt diệt? Thời gian tồn tại của những loài này? - Cho biết nội dung các giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người? HS: Ngiên cứu hình 34.2 và thông tin mục II, thảo luận nhóm và trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận kiến thức cơ bản. |
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI. 1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. - Bằng chứng giải phẫu so sánh: Bộ xương chia 3 phần (đầu, mình, chi). Cơ thể người đặc biệt giống thú: có lông mao, đẻ con và nuôi con băng sữa, cách sắp xếp các nội quan, hình thái các cơ quan đều giống nhau. Đặc biệt giống vượn người(tinh tinh và đười ươi): xương sườn có từ 12 -13 đôi, 5 – 6 đốt xương cùng, bộ răng có 32 chiếc. Hình dạng và kích thước tinh trùng giống nhau. Cấu tạo thai chu kì kinh nguyệt giống nhau. - Bằng chứng phôi sinh học so sánh: Ở phôi người từ 18 – ngày còn có vết tích khe mang ở cổ, tim 2 ngăn. Tháng thứ 2 phôi người có 1 cái đuôi khá dài, tháng thứ 5 – 6 có một lớp lông phủ kính cơ thể chỉ trừ lòng bàn tay gan bàn chân và môi. đến tháng thứ 7 các chi ở người còn rất giống chi của khỉ - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ADN người giống ADN tinh tinh trên 98%, đều có 4 nhóm máu - Hiện tượng lại tổ, cơ quan thoái hóa ... - Vượn người có một số tập tính giống người: biết biểu lộ tình cảm, vui, buồn ... và có đặc tính sinh sản giống người. → Kết luận: Những bằng chứng trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có họ hàng rất thân thuộc. 2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người. Quá trình hình thành loài người có thể chia thành 3 giai đoạn: - Vượn người: Hóa thạch - Người vượn ( người tối cổ): Hộp sọ 450-750 cm , đã đứng thẳng, đi bằng 2 chân sau nhưng vẫn khom về phía trước. Biết sử dụng công cụ thô sơ để tự vệ, chưa biết chế tạo công cụ lao động. Sống bầy đàn. Chưa có nền văn hóa. - Người Homo: + Homo habilis (người khéo léo): là loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo. Hộp sọ 600-800cm , đi thẳng đứng, sống thành đàn và sử dụng công cụ bằng đá. + Homo erectus (người đứng thẳng):Hộp sọ 900-1000cm đá, biết dùng lửa. + Homo neanderthalensis (người cận đại): Hộp sọ 1400cm, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống bầy đàn. Bước đầu có đời sống văn hóa. + Homo sapiens (Người hiện đại): cách dây khoảng 160000 ngàn năm. Hộp sọ 1700cm, lồi cằm rõ. Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to và khỏe hơn. Sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật, tôn giáo. * Loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi khát tán sang các châu lục khác. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa. GV: Những đặc điểm thích nghi nào giúp con người có được khả năng tiến hóa văn hóa? - Phân biệt tiến hóa sinh học với tiến hóa văn hóa? - Kết quả của quá trình tiến hóa văn hóa ở người có ý nghĩa như thế nào? HS: Ngiên cứu thông tin SGK trang 147, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức |
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA. - Những đặc điểm thích nghi giúp con người có khả năng tiến hóa văn hóa: Dáng đi thẳng, bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản phát triển cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ, kích thước cơ thể lớn hơn, con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên, tuổi thọ cao hơn… - Kết quả của quá trình tiến hóa văn hóa: Con người biết sử dụng lửa để nấu chính thức ăn cũng như xua đuổi vật giữ, tự chế tạo ra quần áo, lều trú ẩn, biết trồng trọt và thuần dưỡng vật nuôi, phát triển nghề nông, làng mạc và đô thị xuất hiện…. → Như vậy, nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người trở thanh loài thống trị trong tự nhiên, làm chủ khoa học kĩ thuật, có ảnh hưởng đến nhiều loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình. |
3. Thực hành / Luyện tập: (3p)
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Đặc điểm thích nghi nào đã giúp con người có được khả năng tiến hóa văn hóa?
4. Vận dụng: (2p)
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài .