Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa và chỉ ra các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái đó.
2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm hệ sinh thái, ví dụ minh họa và các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- GD HS ý nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
II. Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
Hình vẽ : 42.1, 42.2, 42.3 SGK
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Khám phá: (7p)
*Ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
2. Kết nối:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hệ sinh thái. GV: Nêu các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái? - Khái niệm hệ sinh thái? VD 1 hệ sinh thái ở địa phương? - Hệ sinh thái thường có những đặc điểm gì? - Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của tổ chức sống ? HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 186 để trả lời. |
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI. - Hệ sinh thái: Quần xã sinh vật và sinh cảnh. - Hệ sinh thái: Là hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. - Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh → Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. GV: Các thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái? → Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái? - Dựa vào yếu tố nào để phân ra các nhóm sinh vật? Mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật? HS: Quan sát hình 42.1 và thông tin SGK trang 187 để trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. |
II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI. - Thành phần vô sinh (sinh cảnh): Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, xác sinh vật ... - Thành phần hữu sinh (QXSV): Thực vật, động vật và vi sinh vật. + Sinh vật sản xuất: Sinh vật có khả năng sử dụng NLAS để tổng hợp nên chất hữu cơ. + Sinh vật tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV. + Sinh vật phân giải (VK, nấm ...): Có khả năng phân giải xác chết và chất thải → chất vô cơ. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. GV: Trên Trái Đất có những kiểu hệ sinh thái nào? - VD về các hệ sinh thái tự nhiên? Con người đã làm gì để bảo vệ, khai thác hợp lí các hệ sinh thái tự nhiên? - VD về hệ sinh thái nhân tạo? Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? HS: Quan sát các hình 42.2; hình 42.3 và nghiên cứu thông tin SGK trang 188, 189 thảo luận nhóm để trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kién thức. |
III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT. 1. Hệ sinh thái tự nhiên - Hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu đới lạnh... - Hệ sinh thái dưới nước: + Nước mặn: Rừng ngập mặn, rạn san hô . + Nước ngọt: Nước chảy, nước tĩnh. 2. Hệ sinh thái nhân tạo - Hệ sinh thái nhân tạo: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng... - Hệ sinh thái nhân tạo luôn được bổ sung nguồn vật chất - năng lượng và các biện pháp cải tạo. VD: Hệ sinh thái nông nghiệp thường được bón thêm phân, tưới nước, diệt cỏ dại ... |
3. Thực hành / Luyện tập: (5p)
- Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có gì giống và khác nhau?
4. Vận dụng:(3p)
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tìm hiểu sự trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.