X

Giáo án Sinh học 12 chuẩn

Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái


Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

I. Mục tiêu:

   Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa.

- Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích các thành phần của môi trường.

2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, phân tích các thành phần của môi trường.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- GD HS nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. Phương pháp giảng dạy:

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Thảo luận nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

Hình 43.1 – 3 SGK .

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Khám phá: (8p)

*Ổn định lớp:

*Kiểm tra bài cũ:

- Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có gì giống và khác nhau?

2. Kết nối:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về trao đổi vật chất trong quần xã sinh.

GV: Cho VD về 2 chuỗi thức ăn ở địa phương? Đặc điểm của mỗi loài trong chuỗi thức ăn? Quan hệ của các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn?

→ Chuỗi thức ăn là gì?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK và liên hệ thực tế để trả lời.

GV: Có mấy loại chuỗi thức ăn? VD minh họa? Thành phần loài trong mỗi loại chuỗi thức ăn? Tại sao chuỗi TĂ không quá dài?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Yêu cầu học sinh viết các chuỗi thức ăn có trong quần xã ở hình 43.1-trang 192.?

- Xác định các loài sinh vật có trong nhiều chuỗi TĂ?  - Thế nào là lưới thức ăn?

HS: Quan sát hình và thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời.

GV: - Thế nào là bậc dinh dưỡng?

- Phân biệt các bậc dinh dưỡng trong lưới TĂ?

- HS:Nghiên cứu hình 43.2, thảo luận trả lời.

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT.

1. Chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài là một mắt xích sử dụng mắt xích phía trước làm thức ăn và là thức ăn của mắt xích phía sau.

VD:

+ Lúa → Sâu ăn lá → Nhái → Rắn → Diều hâu

+ Chất mùn bã → Giun đất → Gà → Cáo

- Các loại chuỗi thức ăn   

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SVSX: Sinh vật tự dưỡng → động vật ăn sinh vật tự dưỡng → động vật ăn động vật.

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ → ĐV ăn sinh vật phân giải → ĐV ăn động vật.

2. Lưới thức ăn

- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.

- QXSV càng đa dạng về thành phần loài → lưới thức ăn càng phức tạp.

3. Bậc dinh dưỡng

- Bậc dinh dưỡng: Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng trong lưới TĂ.

- Trong lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng:

Cấp 1 (SVSX) → cấp 2 (SV tiêu thụ bậc 1) → cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2) →  ... → cấp n.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tháp sinh thái.

- So sánh độ lớn của các bậc dinh dưỡng?

- Tại sao độ lớn các bậc dinh dưỡng lại không bằng nhau?

- Nguyên tắc và ý nghĩa của việc xây dựng các tháp sinh thái?

- Có mấy loại tháp sinh thái? Phân biệt các loại tháp sinh thái?

II. THÁP SINH THÁI.

- Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định  bằng số cá thể, sinh khối hoặc năng lượng.

- Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng), các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều rộng khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.

- Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, sinh khối và năng lượng (SGK).

3. Thực hành / Luyện tập: (5p)

- Kể tên các loài sinh vật trên đồng ruộng? Thiết lập chuỗi, lưới thức ăn từ VD?

- Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 QX tự nhiên và 1 QX nhân tạo?

4. Vận dụng:(2p)

- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.

- Tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển”.

V. Rút kinh nghiệm:

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác: