Giáo án Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Giáo án Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Link tải Giáo án Sinh học lớp 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp hs hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật, nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài, tháy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.
2. Kĩ năng
- Rèn cho hs tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm, quan sát hình.
3. Thái độ
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
GV: -Tranh hình SGK, tranh quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt, hải quì.....
HS: - Tranh ảnh sưu tầm về rừng tre, trúc, thông, bach đàn.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
9A 9B
9C 9D
2. Kiểm tra bài cũ
? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái và đặc điểm sinh lí của SV như thế nào?
? Trong hai nhóm SV: SV hằng nhiệt và SV biến nhiệt SV thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
( SV hằng nhiệt vì: SV hằng nhiệt có khả năng duy trì t° cơ thể ổn định bằng quá trình sinh nhiệt = quá trình toả nhệt)
3. Bài mới
* Đặt vấn đề: (GV cho hs quan sát 1 số tranh: Đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngoạm thỏ. Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật ?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: - GV y/c hs thực hiện lệnh thứ 1 sgk(T131) ? Khi có gió bão TV sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? + Gió bão cây sống thành nhóm ít bị đỗ gãy hơn sống riêng lẻ ? Trong tự nhiên ĐV sống thành bầy đàn có lợi gì? + Điều kiện sống bầy đàn kiếm ăn nhiều hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và bảo vệ được nhau hơn. VD: Chim kiếm ăn theo đàn, đàn trâu rừng khi ngủ thường cho các con non nằm trong, các con trưởng thành nằm ngoài...... - GV y/c hs làm BT SGK (T131), chọn câu trả lời đúng và giải thích.(hs: Câu thứ 3) ? Vậy sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào.(hs: Hỗ trợ, cạnh tranh) ? Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào. GV mở rộng: SV Cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như: + ở TV: còn chống được sự mất nước. + ở ĐV: Chịu được nồng độ cao hơn sống lẻ, bảo vệ được những con non và yếu. - Liên hệ: ? Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hổ trợ cùng loài để làm gì.(hs: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh hơn) - Tuy nhiên khi số lượng cá thể trong đàn tăng cao quágiới hạn → Cạnh tranh → Phải tách bầy đàn( ĐV) tỉa thưa ( TV) - Hoạt động 2 - GV y/c hs qs tranh ảnh đã sưu tầm. - HS quan sát H44.2 và H44.3 SGK ? Nêu các dạng quan hệ cụ thể? - Quan hệ cộng sinh ( H44.3) - Quan hệ hội sinh ( H44.2) |
I. Quan hệ cùng loài. - Các sinh vật cùng sống cùng nhau, liên hệ với nhau, hình thành lên nhóm cá thể. - Trong 1 nhóm có những mối quan hệ: + Hỗ trợ: SV được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. + Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn. II.Quan hệ khác loài. |
- GV y/c hs phân tích và gọi tên mối quan hệ của các SV trong tranh. - GV đánh giá hoạt động của hs, giúp hs hoàn thiện kiến thức. - GV y/c hs thực hiện lệnh sgk (T123) - GV y/c đại diện các nhóm trình bày. - GV mở rộng: 1 số SV tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm. - GV đọc mục: SV ăn SV khác ( SGV T 152) - GV liên hệ: ? Trong nông nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các SV khac loài để làm gì. ? Điều đó có ý nghĩa ntn.(hs: Dùng SV có ích tiêu diệt SV có hại) - GV giảng giải: Việc dùng SV có ích tiêu diệt SV có hại còn gọi là biện pháp Sinh học và không gây ô nhiễm môi trường. |
Học thuộc - Nội dung bảng 44 SGK (T123) |
4. Củng cố & Luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- ? Trong nông nghiệp người ta lợi dụng mối quan hệ giữa các SV khác loài để làm gì? Có ý nghĩa ntn? Cho VD?
- ? SV cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những ĐK nào?
- GV củng cố kiến thức bằng bảng phụ:
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Đọc mục Em có biết
- Học kĩ bài trả lời câu hỏi SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về SV ở các môi trường sống khác nhau
- Chuẩn bị cho giờ sau thực hành.