Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể
Link tải Giáo án Sinh học lớp 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền của các tính trạng.
- HS nắm được các khái niệm: NST tương đồng, bộ NST lưỡng bội.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học
- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
GV:
- Tranh hình 8.1-5 SGK
- Tranh NST ở kì giữa và chu kì tế bào.
HS: Tìm hiểu trước bài
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
9A 9C
9B 9D
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm bài tập chép.
- GV chữa.
3. Bài mới
* Đặt vấn đề: Sự di truyền các tính trạng thường có liên quan NST có trong nhân TB. Vậy NST là gì? → Vào bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Họat động 1 - GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK và quan sát hình 8.1-2 SGK - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Thế nào là cặp NST tương đồng. ? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội - HS đại nhóm trả lời, bổ sung GV nhấn mạnh: Trong cặp NST tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ - GV Y /C hs đọc bảng 8 SGK và thực hiện lệnh mục I SGK (T24) - HS so sánh bộ NST lưỡng bội của người với các loài còn lại? (nêu được số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài) - HS các nhóm quan sát hình 8.2 SGK, cho biết: ? Ruồi giấm có mấy NST? Mô tả hình dạng bộ NST? - HS trả lời được: Có 8 NST gồm 1 đôi hình hạt, 2 đôi hình chữ V, 1 đôi hình que (con cái) còn con đực có 1 chiếc hình que 1 chiếc hình móc. GV phân tích: cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX), không tương đồng (XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO). Qua quá trình tìm hiểu cho biết: ? Đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật? * Mỗi loài bộ NST giống nhau: + Số lượng NST + Hình dạng các cặp NST |
I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể. - Trong TB sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp NST tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước - Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng - Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng - Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng, số lượng. |
Hoạt động 2 - GV Y /C hs tìm hiểu thông tin SGK và các nhóm thực hiện lệnh SGK (T25) - GV Y /C hs quan sát H 8.4-5 SGK rồi cho biết: ? Nêu hình dạng và kích thước của NST. - HS trả lời, bổ sung - Các nhóm hoàn thành bài tập điền từ. - GV chốt lại kiến thức. |
II. Cấu trúc nhiễm sắc thể. * Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa + Hình dạng: hình hạt, hình que hoặc hình chữ V + Dài: 0,5 → 50Mm + Đường kính: 0,2 → 2Mm + Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatid (NS tử chị em) gắn với nhau ở tâm động + Mỗi crômatid gồm 1 phân tử AND & Prôtêin loaị histôn |
Hoạt động 3 - GV gọi 1hs đọc thông tin SGK. - GV phân tích thông tin SGK - Y/C hs rút ra kết luận: NST có chức năng gì? - HS trả lời, GV chốt lại kiến thức * GV gọi HS đọc kết luận cuối bài. |
III. Chức năng của nhiễm sắc thể. - NST là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. - NST có đặc tính tự nhân đôi, các tnh trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ TB và cơ thể. |
4. Củng cố & Luyện tập
1. Hãy ghép các chữ cái a,b, c ở cột B cho phù hợp với các số 1,2, 3 ở cột A.
2. NST có đặc điểm gì khiến ta nói NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
- Cấu trúc mang gen
- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng
- NST có khả năng tự nhân đôi.
- NST có khả năng biến đổi.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi cuối bài
- Tìm hiểu trước bài : Nguyên phân
- Kẻ bảng 9.2 vào vở.