Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Ước mơ màu xanh - Chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Ước mơ màu xanh - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nói được về khu vườn trong tranh và nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và nội dung nói.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Khu vườn với cây cối xanh mướt đã làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè, giúp nắng trở thành người bạn dễ thương của mọi vật và thắp lên ước mơ nghề nghiệp ngát xanh của cô bé.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học, tự giác học tập và thông qua các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thắp lên ước mơ nghề nghiệp ngát xanh
của cô bé.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong học tập và làm việc nhóm.
3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết quý trọng và yêu vẻ đẹp thiên nhiên.
- Phẩm chất nhân ái: Có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia.
- Phẩm chất chăm chỉ: Biết tích cực tham gia hợp tác nhóm.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, SGV, bảng phụ, tranh vẽ chủ đề “Ước mơ”
- HS: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, thảo luận nhóm đôi. |
|
- Hãy suy nghĩ và nêu về ước mơ của bản thân. - Hoạt động nhóm đôi nói về khu vườn trong bức tranh và đoán suy nghĩ của cô bé theo gợi ý: + Khu vườn có những gì? + Màu sắc trong khu vườn như thế nào? + Em có cảm nhận gì về khu vườn trong bức tranh? - GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới: Ức mơ màu xanh |
- HS chia sẻ trước lớp. - Trao đổi cặp đôi, chia sẻ trước lớp. - HS đọc |
B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (27 phút) |
|
B.1 Hoạt động Đọc (22 phút) |
|
1.Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. |
|
a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng từ ngữ tả đặc điểm của ánh nắng: chói chang, oi ả, gắt gỏng, trong trẻo…, đặc điểm của cây cối: xòe rộng như một chiếc dù khổng lồ…, đặc điểm, hành động của cô bé: (đôi mắt xoe tròn, đen láy, thốt lên,…). b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - GV hướng dẫn đọc, luyện đọc một số từ khó: oi ả, dang dở, gắt gỏng, trong trẻo… c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: Bài chia làm mấy đoạn? - GV hướng dẫn HS chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu ... trên vạt cỏ xanh + Đoạn 2: Tiếp theo ... dịu dàng đến lạ + Đoạn 3: Phần còn lại. - Luyện đọc nối tiếp đoạn. - Luyện đọc câu dài: Những chú dế/ chui sâu vào lòng đất mát mẻ,/ để lại trò chơi trốn tìm/ còn dang dở/ trên vạt cỏ non xanh.// Những chú dế/ thập thò ở cửa hang,/ chừng như vừa nghĩ ra trò chơi mới/ - GV giải thích nghĩa một số từ khó: + chói chang: Độ sáng mạnh, làm cho lóa mắt. + oi ả: rất nóng và ẩm, không có gió, gây cảm giác khó chịu. + gắt gỏng: ở mức độ cao, tác động khó chịu đến giác quan con người. - Luyện đọc từng đoạn: + Luyện đọc trong nhóm 3 (nhận xét về kết quả luyện đọc theo tiêu chí : đọc đúng, đọc to rõ, ngắt nghỉ đúng chỗ) d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. |
- HS nghe GV đọc - Luyện đọc cá nhân chia sẻ cặp đôi. - 3, 4 HS đọc từ khó. - 3 đoạn - HS lắng nghe. - 3 HS tiếp nối đọc thành tiếng bài đọc. Lớp lắng nghe đọc thầm theo. - 3, 4 HS luyện đọc câu dài. - HS lắng nghe. + HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp 3 HS đọc luân phiên cả bài. |
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Khu vườn với cây cối xanh mướt đã làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè, giúp nắng trở thành người bạn dễ thương của mọi vật và thắp lên ước mơ nghề nghiệp ngát xanh của cô bé. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, … |
|
- Tìm những từ ngữ cho biết trời rất nóng? - Tán hoàng lan được so sánh với sự vật gì? Vì sao? - Nhờ đâu những hạt nắng trở nên dịu dàng? - Khoảng trời của đám cây non là gì? - Thảo luận nhóm đôi, trả lời: Theo em, vì sao cô bé ước mơ trở thành người làm vườn? - Qua các câu trả lời của các bạn, em nào có thể nêu nội dung của bài. |
- … chói chang, oi ả, gắt gỏng. - Tán hoàng lan được so sánh với chiếc dù khổng lồ vì hai sự vật này có hình dạng tương đồng với nhau. Giữa trời nắng, tán cây hoàng lan xòe rộng ra che nắng tạo thành một bóng râm, vì thế nó giống như một chiếc dù khổng lồ đang che nắng. - Những hạt nắng trở nên dịu dàng vì hạt nắng lọc qua những phiến lá xanh. - Khoảng trời của đám cây non chính là vòm lá xanh của cây hoàng lan. - HS thảo luận, chia sẻ câu trả lời: Cô bé ước mơ trở thành người làm vườn vì cô bé yêu thiên nhiên, cô yêu màu xanh của lá cây, yêu sự dịu dàng của từng hạt nắng…. - HS trả lời theo sự hiểu biết. |
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (5 phút) a. Mục tiêu: Đọc đúng b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm |
|
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. - GV đính bảng phụ (đã viết sẵn) và HD học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng từ ngữ tả đặc điểm, hành động của cô bé như: đôi mắt xoe tròn, đen láy, thốt lên. - GV đọc mẫu đoạn: Từ Một hạt nắng… đến hết - HS luyện đọc trong nhóm. - HS thi đọctrước lớp - GV nhận xét, tuyên dương học sinh đọc đúng giọng, diễn cảm. |
- HS nêu lại nội dung - Lắng nghe, xác định giọng đọc. - Lắng nghe GV đọc - Luyện đọc trong nhóm đôi. - Đại diện nhóm thi đọc trước lớp. Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm. - Lắng nghe GV nhận xét, rút kinh nghiệm. |
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, |
|
- Nêu lại nội dung bài. - Luyện đọc lại bài và tập trả lời các câu hỏi - Nhận xét, tuyên dương HS - Chuẩn bị: Bài Đồng hồ mặt trời. |
- HS nêu. - Thực hành luyện đọc. - Lắng nghe. - Chuẩn bị bài dọc sau. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn