Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 năm 2023 (mới, chuẩn nhất)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 năm 2023 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới nhất, bản word trình bày đẹp mắt, chuẩn kiến thức sẽ giúp Giáo viên soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 dễ dàng hơn.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 năm 2023 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 Kết nối tri thức

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Hai Bà Trưng”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện; cảm xúc của người dẫn truyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các hành động thể hiện tài năng, chí hướng của Hai Bà Trưng.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc xâm lược của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện “Hai Bà Trưng” theo tranh gợi ý. Biết kể cho người thân nghe về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.

- Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tăng cường tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức khởi động qua hai câu hỏi sau:

+ Nhắc lại tên bài học trước?

+ Câu 2: Đọc đoạn 3 và TLCH: Qua câu chuyện trên em thấy ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trả lời.

+ Trả lời: Sự tích ông Đùng, bà Đùng.

+ Đọc đoạn 3 (từ Ông Đùng bàn với vợ đến con sông Đà ngày nay).

Trả lời: chăm chỉ, chịu khó, thông minh, không ngại khó khăn, vất vả, xả thân vì cộng đồng, ....

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Hai Bà Trưng”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện; cảm xúc của người dẫn truyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các hành động thể hiện tài năng, chí hướng của Hai Bà Trưng.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc xâm lược của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện “Hai Bà Trưng” theo tranh gợi ý. Biết kể cho người thân nghe về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tăng cường tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

     - Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm: ngút trời, thật đẹp, rung rung lên đường, cuồn cuộn, dội lên, đập vào, ...

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài, đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (5 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến quân xâm lược.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giết chết Thi Sách.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến kinh hồn.

+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến đường hành quân.

+ Đoạn 5: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: thuở xưa, ngoại xâm, ngút trời, võ nghệ, trẩy quân, giáp phục, …

- Luyện đọc câu dài:

+ Ta sẽ mặc giáp phục/thật đẹp/để dân chúng thêm phấn khích, /để giặc trông thấy/thì kinh hồn.

+ Đọc diễn cảm lời nói của bà Trưng Trắc: “Không! Ta sẽ mặc giáp phục/thật đẹp/để dân chúng thêm phấn khích,/để giặc trông thấy/thì kinh hồn. (giọng dứt khoát, mạnh mẽ)

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm?

+ Câu 2: Hãy giới thiệu về Hai Bà Trưng?

+ Câu 3: Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?

+ Câu 4: Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng như thế nào?

Giải nghĩa:

rùng rùng: sự chuyển động mạnh mẽ, cùng một lúc của số đông.

Cuồn cuộn: chuyển động như cuộn lớp này tiếp theo lớp khác dồn dập và mạnh mẽ.

+ Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc xâm lược của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc toàn bài.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát.

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm: Thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người bị thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ...

+ Hai Bà Trưng quê ở huyện Mê Linh, giỏi võ nghệ, và có chí hướng giành lại non sông đất nước.

+ Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vì hai bà căm thù bọn giặc hung ác, muốn giành lại non song, cứu dân chúng khỏi ách nô lệ, ….  

+ Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng: Chủ tướng cưỡi voi, quân đi rùng rùng mạnh mẽ, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc, cuồn cuộn tràn theo bóng voi, tiếng trống đồng vang dội theo suốt đường hành quân.

+ Tự hào về hai vị anh hùng/ Cảm phục hai người nữ anh hùng.

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại.

-HS lắng nghe và đọc thầm bài.

-HS đọc bài.

3. Nói và nghe: Hai Bà Trưng

- Mục tiêu:

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện “Hai Bà Trưng” theo tranh gợi ý. Biết kể cho người thân nghe về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tăng cường tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Nêu sự vật trong từng tranh.

- HS làm việc nhóm: Đọc lại nội dung bài để nêu sự vật trong từng bức tranh.

- Gọi HS đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác và GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh và kể lại từng đoạn tương ứng.

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm 4.

GV mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện

 - Nhận xét, khuyến khích hs kể tốt.

Tranh 1: Giặc đô hộ nước ta, chém giết, đánh đập dân lành; Tranh 2: Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ;

Tranh 3: Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, quân ta thì hừng hực khí thế, quân giặc thì sợ hãi, bỏ chạy tán loạn;

Tranh 4: Hai Bà Trưng thắng trận trở về trong tiếng reo hò mừng chiến thắng.

-HS lắng nghe và thực hiện.

-Cá nhân: HS nhìn tranh và kể lại từng đoạn.

-HS làm việc nhóm.

-HS kể nối đoạn trước lớp.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Em có cảm nghĩ gì về câu chuyện Hai Bà Trưng?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Trả lời các câu hỏi: Câu chuyện giúp em yêu thêm đất nước, dân tộc, biết ơn những người anh hùng; cảm phục tinh thần yêu nước, chí khí, lòng dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam...

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 (sách cũ)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới nhất, hay khác: