Giáo án Tập đọc: Cô giáo tí hon mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Tập đọc: Cô giáo tí hon mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.

- Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng: nón, lớp, khoan thai, làm, khúc khích, ngọng líu, lớn, núng nính.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm dãi, vui vẻ, thích thú.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức chơi các trò chơi lành mạnh

4. Phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- GV: Tranh minh họa bài đọc. bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):


- GV kết nối - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 

- Lớp hát bài “ Cô giáo với mùa thu

- Nêu nội dung bài hát

- Lắng nghe 

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

* Cách tiến hành : 

a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thích thú.


b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.





c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:








+ Thế nào là “ khoan thai”? Tìm từ trái nghĩa với “ khoan thai”?

 + “ Cười khúc khích” là như thế nào? 

+ Đặt câu với  “khúc khích”?

 + Em hình dung thế nào là mặt tỉnh khô?

 + Giải nghĩa từ : " trâm bầu "


+ Giải nghĩa từ “núng nính”.


d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- HS lắng nghe



- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 


- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (nón, lớp, khúc khích, ngọng líu, lớn, núng nính,…)

- HS chia đoạn (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “...chào cô”

+ Đoạn 2: Tiếp đến “...đánh vần thao”

+ Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

* Đọc phần chú giải (cá nhân). 

- Khoan thai là thong thả, nhẹ nhàng. Trái nghĩa là vội vàng, hấp tấp.

 - Tiếng cười nhỏ, phát ra liên tục thể hiện sự thích thú.

 - HS tự đặt câu.

 - Khuôn mặt không biểu hiện thái độ tình cảm gì?

 - Cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ

 - Nói về má của em bé mập mạp.


- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo

*Cách tiến hành: 

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài


*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì?


+ Ai là “cô giáo”, cô giáo có mấy “học trò”, đó là những ai?

+ Tìm những cử chỉ của cô giáo Bé làm em thích thú?

+ Hãy tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh của đám học trò.

 + “Học trò” đón “cô giáo” vào lớp như thế nào?

 + “Học trò” đọc bài của  “cô giáo” như thế nào?

 + Từng học trò có nét gì đáng yêu?

 + Em có nhận xét gì về trò chơi của 4 chị em?

 + Theo em vì sao Bé lại đóng vai “cô giáo” đạt đến thế?

=>GV tổng kết bài :

 Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh, đáng yêu của mấy chị em.

=> Liên hệ:

+ Tình cảm của em dành cho các thày cô như thế nào?

+ Em có thích sau này làm thầy giáo, cô giáo không?

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

- Chơi trò chơi lớp học (đóng vai cô giáo, học sinh)

- Bé là “cô giáo”, cô giáo có 3 “học trò”, đó là Hiển, Anh, Thanh.

 - Học sinh nêu.


 - Học sinh nêu.


 - Khúc khích đứng dậy chào.


 - Ríu rít đánh vần theo cô.


- Học sinh nêu.

- Trò chơi hay, lý thú, sinh động, đáng yêu.


- Vì Bé rất yêu cô giáo và muốn được làm cô giáo.



- Lắng nghe



- Liên hệ, trả lời

4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp


- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc cá nhân.

- Thi đọc trong nhóm, cá nhân




- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 

- 1 HS đọc lại toàn bài (M4)

- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm đọc

- Các nhóm luyện đọc nối tiếp đoạn

- Các nhóm thi đọc tiếp sức đoạn.

- Cá nhân các nhóm thi đọc từng đoạn theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).

- 2 HS thi đọc toàn bài (M3, M4)

5. HĐ ứng dụng (1 phút) :


- VN luyện đọc lại bài văn cho hay hơn

6. HĐ sáng tạo (1 phút)


- Tìm và học các trò chơi khác, hướng dẫn các bạn cùng tham gia chơi với mình.

=> Chuẩn bị bài sau: Chiếc áo len 



ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: