X

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới

Giáo án Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5


Giáo án Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc mới, chuẩn nhất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cách lập dàn ý câu chuyện.

2. Kĩ năng:

   - Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ  

1. Đồ dùng 

  - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.

- HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động Giáo viên

Hoạt động Học sinh

1. Hoạt động Khởi động (3’)

- GV cho HS thi tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nêu ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút ra 

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể chuyện

- HS nghe

- HS ghi vở 

2.Hoạt động Khám phá: (8’)

- GV gọi HS đọc đề bài

- Đề bài yêu cầu làm gì? 

- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.     - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý 1.

- Gọi HS giới thiệu truyện mà các em đã chuẩn bị.



- Gọi HS đọc gợi ý 2.

- Gọi HS đọc gợi ý 3, 4.

- Kể 1 chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.

- HS nêu

- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1. 

- HS nêu tên câu chuyện đã chọn (chuyện kể về một nhân vật nữ  của Việt Nam hoặc của thế giới; truyện em đã đọc, hoặc đã nghe từ người khác ). 

- 1 HS đọc gợi ý 2, đọc cả mẫu : (Kể theo cách giới thiệu chân dung nhân vật nữ anh hùng La Thị Tám). GV nói với HS : theo cách kể này, HS nêu đặc điểm của người anh hùng, lấy ví dụ minh hoạ).

+ 1 HS đọc gợi ý 3, 4.

3. Hoạt động Thực hành:(23 phút)

- HS kể chuyện 

- Cho HS thực hành kể theo cặp.

- GV có thể gợi ý cách kể

+ Giới thiệu tên truyện.

+ Giới thiệu xuất xứ, nghe khi nào? đọc ở đâu?

+ Nhân vật chính trong truyện là ai?

+ Nội dung chính của truyện là gì?

+ Lí do em chọn kể câu chuyện đó?

+ Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

Kể trước lớp

- Tổ chức cho HS kể trước lớp.

- Khen ngợi những em kể tốt

+ 2, 3 HS M3,4 làm mẫu: Giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọn kể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật), kể diễn biến của chuyện bằng1,2 câu).

+ HS làm việc theo nhóm: từng HS kể câu chuyện của mình, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. Kết thúc chuyện mỗi em đều nói về ý nghĩa câu chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện.



- Cả lớp và GV nhận xét,

- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.

3. Hoạt động Vận dụng (2’)


- GV yêu cầu HS trình bày cảm nhận của mình qua chủ đề câu chuyện.

-GV cùng HS nhận xét tuyên dương

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)


- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân (hoặc viết lại vào vở).

- Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 30 (Kể chuyện về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quí mến).

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: