X

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới

Giáo án Tập đọc: Thuần phục sư tử mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5


Giáo án Tập đọc: Thuần phục sư tử mới, chuẩn nhất

GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước; Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:  Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.

2. Kĩ năng: Biết đọc thể hiện đ­­úng giọng đọc của các nhân vật trong bài.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái, yêu nước, trung thực, trách nhiệm

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ  

1. Đồ dùng  

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 - HS: Đọc tr­ước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)

- Cho HS  chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành: (17 phút)

* Bài Thái sư Trần Thủ Độ

+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?


 - Hãy nêu giọng đọc toàn bài 

 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3

 - GV nhận xét 


* Bài Cửa sông

- Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?

+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:

-GV nhận xét 

*Bài Đất nước

+ Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?


- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ

- GV nhận xét

+ 1 HS đọc toàn bài

+ Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

+ HS nêu

+ HS  thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).

- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật

+ 1 HS đọc toàn bài

+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.


+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.

- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.

-HS nêu cảm nhận cá nhân qua bài thơ


+ 1 HS đọc toàn bài

+Sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là  của chúng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta…

- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.

-HS nêu cảm nhận cá nhân qua bài thơ

- HS nghe

4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút)

- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác.

- HS nghe và thực hiện

5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Kể lại câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: