X

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới

Giáo án Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5


Giáo án Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa mới, chuẩn nhất

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về từ đồng nghĩa

2. Kĩ năng:

- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc ( 3 trong số 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 ( BT2).

- Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài học.- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn ( BT3)

- Học sinh (M3,4) đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1

3. Thái độ: Yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 3

- HS: Vở, SGK,...

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)


- Cho HS tổ chức trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi sau:

+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?

+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, cho ví dụ ?

+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cho ví dụ ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Nêu mục đích y/c của tiết học

- HS chơi trò chơi




- HS nghe

- HS mở vở, ghi đầu bài

2. Hoạt động thực hành: (15 phút)

* Mục tiêu:

- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc ( 3 trong số 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 ( BT2).

- Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài học.

- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn ( BT3)

- Học sinh (M3,4) đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu. Xác định yêu cầu của bài

- Tổ chức hoạt động nhóm (HS có thể dùng từ điển)

- Trình bày kết quả


- GV nhận xét chữa bài




Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của BT2

- Yêu cầu HS đặt câu

- HS nối tiếp đọc câu văn của mình.

- GV nhận xét chữa bài     

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.

- GV đưa bảng phụ có chép đoạn văn

- GV nhận xét chữa bài.

- Vì sao em lại chọn từ điên cuồng mà không dùng từ dữ dằn hay điên đảo ?

- HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

-KL: Vậy khi dùng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cần phải lưu ý dùng từ cho phù hợp với văn cảnh.


- HS đọc yêu cầu BT1.

- Các nhóm thảo luận

- Các nhóm báo cáo. Nhóm khác NX, bổ sung

+ Xanh : xanh biếc, xanh bóng….

+Đỏ au, đỏ bừng, đỏ thắm…

+ Trắng tinh/ trắng toát, trắng nõn…

+ Đen sì. đen kịt, đen đúa…


- Đặt câu với những từ vừa tìm được.

- HS nghe và thực hiện

+ Luống rau xanh biếc một màu

+ Lá cờ đỏ thắm tung bay trong gió

- HS nhận xét về ngữ pháp, về nghĩa.


- Đọc ND bài Cá hồi vượt thác….

- HS lên điền vào bảng phụ.

+ Điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.

- Dùng từ điên cuồng là phù hợp nhất.

- 2 HS đọc


3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

-Thế nào là từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn ?

- HS nêu 

4. Hoạt động sáng tạo(1 phút)

- Về nhà đọc lại đoạn văn Cá hồi vượt thác để nhớ cách lựa chọn từ đồng nghĩa. 

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: