X

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới

Giáo án Luyện từ và câu: Từ đồng âm mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5


Giáo án Luyện từ và câu: Từ đồng âm mới, chuẩn nhất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ).

2. Kĩ năng: Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.

3. Thái độ:Thích tìm từ đồng âm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: SGK, vở Luyện từ và câu.

- HS: SGK, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn đã làm ở tiết trước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu của tiết học

- HS thi đọc

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

* Mục tiêu: Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ).

* Cách tiến hành:                                     

Bài 1: HĐ cả lớp

Viết bảng câu: Ông ngồi câu

    Đoạn văn này có 5 câu.

- Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?              


- Nghĩa của từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2

- Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên

- KL: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.

+ Ghi nhớ

- Gọi HS đọc ghi nhớ


- HS đọc câu văn


+ Hai câu văn trên đều là 2 câu kể. mỗi câu có 1 từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau

+ Từ câu trong Ông ngồi câu cá là bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ buộc ở 2 đầu dây.

+ Từ câu trong Đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý  trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ     cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.

+ Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.


- 2 HS đọc ghi nhớ

3. Hoạt động thực hành:(15 phút)

* Mục tiêu: Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Tổ chức HS làm việc theo cặp 

- Nhận xét, kết luận

      




Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu bài và bài mẫu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét 





Bài 3: HĐ cặp đôi

- HS đọc yêu cầu bài tập 

- Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng? 

- GV nhận xét lời giải đúng.



Bài 4: HĐ cả lớp

- Gọi HS đọc  câu đố

- Yêu cầu HS thi giải câu đố nhanh

- Trong 2 câu đố trên, người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?

- Nhận xét khen ngợi HS 


- 1em đọc yêu cầu bài

- HS trao đổi làm bài, chia sẻ

a) Đồng trong cánh đồng: là khoảng đất rộng bằng phẳng dùng để cày cấy trồng trọt.

+ Đồng trong tượng đồng: là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và  kéo sợi dùng làm dây điện và chế hợp kim.

+ Đồng trong 1 nghìn đồng: đơn vị tiền VN.

b) c) HS nêu             


- HS đọc yêu cầu và mẫu của BT

- HS làm vào vở

- HS đọc bài của mình

 + Bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp.

 + Họ đang bàn về việc sửa đường.

 + Nhà cửa ở đây được xây dựng hình bàn cờ. 


- HS đọc

-HS làm bài theo cặp đôi, trả lời câu hỏi

+ Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của 2 từ đồng âm là tiền tiêu

- tiền tiêu: chi tiêu

- tiền tiêu: vị trí quan trọng nơi bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về phía địch

- HS đọc

- Cả lớp thực hiện

a) con chó thui

b)cây hoa súng và khẩu súng

- từ chín trong câu a là nướng chín chứ không phải là số 9.

- khẩu súng còn đc gọi là cây súng.

4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)      

- Cho HS tìm từ đồng âm trong hai câu sau: 

- Con sữa đang gặm cỏ.

- Em bé đang bò  ra chỗ mẹ.

- HS nêu


5. Hoạt động sáng tạo:(1phút)


- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng âm.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: