Giáo án Tập đọc: Những cánh buồm mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập đọc: Những cánh buồm mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ
- Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng
- GV: + Tranh minh học bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi…Để con đi”.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS tổ chức trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội dung đọc 1 đoạn trong bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi: - Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ?
- GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu. - Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ. / Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ở địa phương, dũng cảm, nhanh trí cứu sống em nhỏ. / - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá: (12phút) |
|
- Gọi HS khá giỏi đọc bài. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con; chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm,…); lời của con: ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng. |
- Cả lớp theo dõi - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - HS theo dõi. |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi: + Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp?
+ Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển? + Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ. + Hãy thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con? + Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì ? + Nêu nội dung chính của bài? - GV KL: |
- HS thảo luận và báo cáo kết quả + Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh; cát càng mịn, biển càng trong. + Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch
+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi…
- HS nêu - HS nối tiếp nhau thuật lại + Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở nơi tận xa xôi ấy… + Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình. + Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- Mời HS 5 nối tiếp đọc bài thơ. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ. - Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 trong nhóm 2. - Thi đọc diễn cảm. - Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc - Cả lớp và GV nhận xét. |
- HS đọc. - HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ. - HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm - HS thi đọc. |
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút) |
|
- Cho HS nêu lại ý nghĩa của bài thơ - Bình giảng với mọi người ý nghĩa của bài thơ. -GV nhận xét |
- HS nêu - HS bình giảng |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Về nhà tiếp tục học thuộc làng bài thơ và đọc cho mọi người cùng nghe. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************