Giáo án Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
2. Kĩ năng: - Nhận biết được cách quan sát khi tả trong 2 đoạn văn trích( BT1) .
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2) .
3. Thái độ: Thích luyện tập tả cảnh.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS thi đọc bài: Đơn xin gia nhập đội tình nguyện... - GV nhận xét - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS và ghi chép những điều mình quan sát được. - Nhận xét việc chuẩn bị của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS đọc - HS nghe - Tổ trưởng báo cáo kết quả. - HS ghi vở |
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết được cách quan sát khi tả trong 2 đoạn văn trích( BT1) . - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2) * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - Chia nhóm 4: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Đoạn a nhà văn Vũ Tú Nam miêu tả cảnh sông nước nào? - Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? - Câu nào cho biết điều đó? - Để tả đặc điểm đó tác giả đã quán sát gì và vào thời điểm nào? - Tác giả sử dụng sắc màu nào để miêu tả - Khi quan sát, tác giả có liên tưởng thú vị nào? - Liên tưởng là gì? - KL: Trong miêu tả nghệ thuật liên tưởng được sử dụng hiệu quả. Liên tưởng làm cho sự vật thêm sinh động, gần gũi với con người hơn. - Liên tưởng của nhà văn giúp ta cảm nhận được vẻ đáng yêu của biển. - Đoạn b nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào? - Con kênh được quan sát ở thời điểm nào trong ngày? - Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? - Tác giả miêu tả đặc điểm nào của con kênh? - Thủy ngân: kim loại lỏng, trắng như bạc - Liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì? - Từ liên tưởng: đỏ lửa,phơn phớt màu đào, dòng thủy ngân cuồn cuộn, loá mắt
Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài. Lập dàn ý - Chú ý: trình tự xa đến gần cao đến thấp Thời gian: sáng đến chiều qua các mùa - Trình bày kết quả - GV nhận xét |
- HS đọc - HS thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng - Cảnh biển
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây. - Biển luôn thay.... mây trời - Bầu trời và mặt biển khi trời xanh thẳm, rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u, mây mưa, ầm ầm dông gió - Xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu. - Đến sự thay đổi tâm trạng của con người biển như con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng. - Từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
- Con kênh. - Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn: buổi sáng, trưa, trời chiều - Thị giác - Ánh nắng như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch, trống hoác, buổi sáng: con kênh phơn phớt màu đào, trưa: dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, chiều: một son suối lửa. - Con kênh được mặt trời làm nó sinh động hơn.
- HS đọc đề bài. - HS làm vở, 1 em làm bảng nhóm.
- HS trình bày kết quả |
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************************