Giáo án Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
2. Kĩ năng: Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
3.Thái độ: Tự tin khi tranh luận.
* GD BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua BT1: Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện nói về Đất, Nước, Không khí và Áng sáng
* GDKNS: Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin). Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận). Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi …
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Cho HS tổ chức thi đóng vai 1 trong 3 bạn để tranh luận cái gì quý nhất ? - Nhận xét, đưa ra giải pháp hỗ trợ. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- 3 HS đóng vai, tranh luận, lớp nhận xét. - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu:- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2). - Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2). * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ nhóm - Cho HS thảo luận nhóm theo gợi ý:
- Các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì? -Ý kiến của từng nhân vật như thế nào? - HS ghi các ý sau lên bảng nhóm + Đất: có chất màu nuôi cây + Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây + Không khí: cây cần khí trời để sống + Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh - Ý kiến của bạnvề vấn đề này như thế nào? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật ghi vào bảng nhóm - Gọi 1 nhóm lên đóng vai - Nhận xét khen ngợi Kết luận: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình? Bài 2: HĐ cả lớp => Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận? - Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS trình bày lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình - GV cùng cả lớp nhận xét |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động + Cái gì cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh - Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được - Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào bảng nhóm.
- 1 nhóm đóng vai tranh luận, lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- HS đọc + Bài 2 yêu cầu thuyết trình
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao - HS suy nghĩ và làm vào vở - 1 Nhóm HS viết vào bảng nhóm gắn lên bảng trình bày - HS dưới lớp đọc bài của mình |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Qua bài học này em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ? |
- HS nêu. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************