Giáo án Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
2. Kĩ năng: Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
3. Thái độ: Hứng thú trong việc thuyết trình, tranh luận.
* GDMT: Hiểu sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
* GDKNS: Có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi. Bình tĩnh, tự tin tôn trọng người cùng tranh luận.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ kẻ bảng nội dung BT1
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi …
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- HS thi đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng |
- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu:Bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ nhóm - HS làm việc theo nhóm, viết kết quả vào bảng nhóm theo mẫu dưới đây và trình bày lời giải Câu a- vấn đề tranh luận: cái gì quý nhất trên đời? Câu b- ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn - Ý kiến của mỗi bạn Hùng: Quý nhất là lúa gạo Quý: Quý nhất là vàng
Nam: Quý nhất là thì giờ
Câu c- ý kiến lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo + Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? + Thầy đã lập luận như thế nào?
- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài - Tổ chức HS thảo luận nhóm - Gọi HS phát biểu - GV nhận xét
Bài 3: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu a) Yêu cầu HS hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm trả lời - GV bổ sung nhận xét câu đúng
b) Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự , người nói cần có thái độ như thế nào? - GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng
|
- HS làm việc theo nhóm. - Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến - Có ăn mới sống được - Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo - Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc được + Người lao động là quý nhất. + Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng, bạc, thì giờ cũng trôi qua vô ích + Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí + Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý - Nêu câu hỏi : Ai làm ra lúa gạo, vàng, bạc, ai biết dùng thì giờ? Rồi giảng giải để thuyết phục HS ( lập luận có lí). - Thầy rất tôn trọng người đang tranh luận(là học trò của mình) và lập luận rất có tình có lí.
- HS nêu - HS thảo luận nhóm 2 - 3 HS trả lời
- HS đọc - HS trả lời + Phải có hiểu biết về vấn đề thuyết trình tranh luận + Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết tranh luận + Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng - Thái độ ôn tồn vui vẻ - Lời nói vừa đủ nghe - Tôn trọng người nghe - Không nên nóng nảy - Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác - Không nên bảo thủ, cố tình cho ý của mình là đúng |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Qua bài này, em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ? |
- HS nêu |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************