Giáo án Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).
- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu thích văn miêu tả.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Tranh ảnh 1số đồ vật.
- HS : Sách + vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi. - Gv nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS đọc - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Luyện tập thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1). - Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi của bài - Yêu cầu HS trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài
- GV gợi ý cho HS hỏi: + Bài văn mở bài theo kiểu nào? + Bài văn kết bài theo kiểu nào? + Bạn có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả? + Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo trình tự nào? + Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS chia sẻ yêu cầu: + Đề bài yêu cầu gì?
+ Bạn chọn đồ vật nào để tả? - Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc bài của mình - GV nhận xét chữa bài cho từng HS |
- HS đọc yêu cầu của bài - 2 HS cùng bàn trao đỏi thảo luận, làm bài - HS trình bày kết quả a)+ Mở bài: Tôi có một người bạn... màu cỏ úa + Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba…. của ba + Kết bài: mấy chục năm qua …. Và cả gia đình tôi. b)+ Các hình ảnh so sánh là: Những đường khâu đều đặn như khâu máy, Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân…; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y như chiếc…; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba. + Các hình ảnh nhân hoá: (cái áo),người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. + Mở bài kiểu trực tiếp + Kết bài kiểu mở rộng +Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế
+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo + Có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh
- HS đọc yêu cầu - Cả lớp theo dõi + Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật + HS nói tên đồ vật mình chọn - HS cả lớp làm vào vở bài tập. Một HS làm vào bảng nhóm - HS làm bảng nhóm đọc bài của mình - 3 đến 5 HS đọc bài của mình làm trong vở. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
||
- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của bài văn tả đồ vật. |
- HS nghe và thực hiện |
|
- Về nhà lựa chọn một đồ vật thân thuộc khác để tả. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************