Giáo án Toán 12 Bài 2: Tích phân
Giáo án Toán 12 Bài 2: Tích phân
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Toán 12 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0712000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Yêu cầu HS cần đạt
- Hiểu được cách tính diện tích hình thang cong.
- Hiểu được khái niệm tích phân của một hàm số.
- Nắm được các chú ý và tính chất của tích phân.
- Nắm được cách tính tích phân theo định nghĩa.
- Nắm được cách tính tích phân hàm chứa giá trị tuyệt đối.
- Nắm được cách tính tích phân bằng phương pháp đổi biến số và tích phân từng phần.
- Áp dụng các phương pháp tính tích phân hợp lí, giải quyết được các bài toán tích phân hàm đơn giản khác.
2. Năng lực
- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự giác tìm hiểu, phân tích để lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng vào giải quyết bài tập.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức thông qua trao đổi hoạt động nhóm; Có khả năng báo cáo, phản biện trước tập thể.
- Năng lực tư duy và giải quyết vấn đề: Biết tổng hợp, khái quát hóa từ các dạng toán nguyên hàm để áp dụng vào tính tích phân. Nhận biết, phân biệt công thức, phương pháp giải phù hợp với từng bài toán cụ thể. Thấy được ứng dụng của tích phân trong đời sống, từ đó hình thành niềm say mê khoa học, và có những đóng góp sau này cho xã hội.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh đọc và viết chính xác các kí hiệu của tích phân.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệmhợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thực, sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
* Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính cầm tay, bảng phụ.
* Học liệu: Kế hoạch bài dạy, giáo án, SGK, phiếu học tập...
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Niềm tự hào dân tộc, tạo sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh về “tính diện tích hình phẳng kín” trong thực tế.
- Học sinh nhớ lại các kiến thức về nguyên hàm.
- Bước đầu suy nghĩ, tìm tòi về tính tích phân.
b) Nội dung
- GV chiếu hình ảnh Hồ Gươm và ruộng bậc thang và đặt các câu hỏi
H1: E hãy cho biết đây là hồ nào của nước ta? Em có thể giới thiệu qua hiểu biết của em về hồ này không?
H2: Theo em người ta tính diện tích Hồ Gươm này như thế nào?
H3: Theo em người ta tính diện tích phần ruộng bậc thang được phủ lúa xanh mát trong hình như thế nào?
H4: Em hãy điền kết quả của các nguyên hàm trong bảng nguyên hàm cơ bản?
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS
TL1: Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) tại thủ đô Hà Nội. Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.
TL2: Học sinh suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu của bản thân.
TL3: Học sinh suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu của bản thân.
TL4: Học sinh lên bảng thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ :GV chiếu hình ảnh và nêu câu hỏi cho HS
* Thực hiện:HS suy nghĩ độc lập
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi lần lượt 4 HS lên bảng trình bày câu trả lời của mình.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
- Đặt vấn đề vào bài: Để giúp các em hiểu được cách tính diện tích các hình vừa được chiếu chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay: “Bài 2: TÍCH PHÂN”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Khái niệm phân tích
Hoạt động 2.1. Hình thang cong
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm hình thang cong
b)Nội dung
HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
H1. Em hiểu như thế nào là một hình thang cong?
GV nhận xét và kết luận về khái niệm hình thang cong
c) Sản phẩm:
1. Hình thang cong
Cho hàm số y=f(x)liên tục, không đổi dấu trên đoạn [a;b]. Hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y=f(x) , trục hoành và hai đường thẳng x=a, x=b được gọi là hình thang cong.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao |
- GV trình chiếu hình vẽ 47 SGK, giới thiệu hình thang cong |
Thực hiện |
- HS theo dõi và hình thành khái niệm |
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp |
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán 12 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn