Giáo án Toán 12 Ôn tập cuối năm phần Giải tích
Giáo án Toán 12 Ôn tập cuối năm phần Giải tích
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Toán 12 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0712000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã được học trong chương trình Giải tích 12:
- Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số.
- Cực trị của hàm số.
- Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số.
- Đường tiệm cận của đồ thị hàm số.
- Nhận dạng đồ thị của các hàm số y = ax3+bx2+cx+d (a0); y = ax4+bx2+c (a0) và (ad-cb0).
- Xét sự tương giao của các đồ thị.
- Các tính chất của lũy thừa với số mũ thực.
- Khái niệm hàm số lũy thừa, công thức tính đạo hàm của hàm số lũy thừa và các tính chất của hàm số lũy thừa.
- Định nghĩa lôgarit và các tính chất suy ra từ định nghĩa lôgarit; Các qui tắc tính lôgarit; Công thức đổi cơ số; Khái niệm lôgarit thập phân và lôgarit tự nhiên.
- Công thức tính đạo hàm của hàm số mũ, hàm số lôgarit và các tính chất của hàm số mũ, hàm số lôgarit.
- Phương trình mũ, phương trình lôgarit. Phương pháp giải của một số phương trình mũ, phương trình lôgarit đơn giản đơn giản.
- Các dạng của bất phương trình mũ, bất phương trình lôgarit. Phương pháp giải của một số bất phương trình mũ đơn giản, bất phương trình lôgarit đơn giản.
- Định nghĩa, tính chất của nguyên hàm và các phương pháp tính nguyên hàm.
- Định nghĩa, tính chất của tích phân và các phương pháp tính tích phân.
- Công thức tính diện tích hình phẳng, thể tích vật thể, thể tích khối tròn xoay.
- Khái niệm số phức, phần thực phần ảo của nó; ý nghĩa hình học của khái niệm môđun, số phức liên hợp, hai số phức bằng nhau.
- Phép toán cộng, trừ, nhân, chia số phức.
- Biết được căn bậc hai của số thực âm.
- Biết được cách giải phương trình bậc hai với hệ số thực và có nghiệm phức
2. Năng lực
- Năng lực tự học:Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điềuchỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệmhợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thựcsáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Kiến thức cơ bản toàn bộ chương trình Giải tích 12.
- Máy chiếu
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức đã học trong chương trình Giải tích 12.
b) Nội dung:
H1: Phát biểu điều kiện cần để hàm số f(x) đơn điệu trên khoảng (a;b).
H2: Phát biểu điều kiện đủ để hàm số f(x) đơn điệu trên khoảng (a;b).
H3: Phát biểu điều kiện đủ để hàm số f(x) có cực trị.
H4: Nêu cách tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất (nếu có) của hàm số f(x) trên khoảng (a;b) bằng đạo hàm.
H5: Nêu cách tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số f(x) trên đoạn [a;b] bằng đạo hàm.
H6: Nêu cách tìm phương trình đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y=f(x).
H7: Nêu các dạng của đồ thị hàm số bậc ba y = ax3 + bx2 + cx+ d (a0)
H8: Nêu các dạng của đồ thị hàm số trùng phương y = ax4 + bx2 + c (a0).
H9: Nêu các dạng của đồ thị hàm số y = (ad-cb0)
H10: Cho hai hàm số y=f(x) và y=g(x) có đồ thị lần lượt là (C1) và (C2). Hãy tìm các giao điểm của (C1) và (C2).
H11: Nêu các tính chất của lũy thừa với số mũ thực.
H12: Nêu khái niệm hàm số lũy thừa và công thức tính đạo hàm của hàm số lũy thừa.
H13: Nêu định nghĩa lôgarit và các tính chất của lôgarit.
H14: Nêu các quy tắc tính lôgarit và công thức đổi cơ số.
H15:Nêu công thức tính đạo hàm của hàm số mũ và hàm số lôgarit.
H16:Nêu một số cách giải phương trình mũ và phương trình lôgarit?
H17: Bất phương trình mũ cơ bản và bất phương trình lôgarit là những bất phương trình có dạng nào?
H18:Nêu định nghĩa nguyên hàm và các tính chất của nguyên hàm?
H19: Nêu các phương pháp tìm nguyên hàm?
H20: Nêu công thức tính tích phân và các tính chất của tích phân? Nêu các phương pháp tính tích phân?
H21: Nêu công thức tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [a;b], trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b.
H22: Nêu công thức tính tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hai hàm số (C1) y = f(x), (C2): y = g(x) liên tục trên đoạn [a;b] và hai đường thẳng x = a, x = b.
H23: Cắt một vật thể T bởi hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với trục Ox lần lượt tại x = a và x = b, với a<b. Một mặt phẳng tùy ý vuông góc với Ox tại điểm có hoành độ x (với axb) cắt B theo thiết diện có diện tích S(x). Khi đó thể tích của phần vật thể T giới hạn bởi hai mặt phẳng (P) và (Q) được tính theo công thức nào?
H24:Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [a;b], trục Ox và hai đường thẳng x = a và x = b (với a<b). Quay (H) xung quanh trục Ox ta thu được một khối tròn xoay. Hãy tính thể tích V của khối tròn xoay tạo thành đó?
H25: Nhắc lại khái niệm số phức và các khái niệm liên quan đến số phức?
H26: Nêu các phép toán về số phức.
H27: Số thực a<0 có các căn bậc hai nào?
H28: Nêu cách giải phương trình bậc hai hệ số thực.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán 12 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn