Giáo án Toán lớp 3 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức


Giáo án Toán lớp 3 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

BÀI 10: BẢNG NHÂN 7, BẢNG CHIA 7

TIẾT 1: BẢNG NHÂN 7, BẢNG CHIA 7

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Hoàn thành được bảng nhân 7, bảng chia 7.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7.

- Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+Kiểm tra kiến thức đã học của HS ở bài học trước

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 6 × 3 = ?

+ Câu 2: 6 × 5 = ?

+ Câu 3: 6 × 4 = ?

+ Câu 4: 6 × 7 = ?

+ Câu 5: 6 × 8 = ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 6 × 3 = 18

+ Trả lời: 6 × 5 = 30

+ Trả lời: 6 × 4 = 24

+ Trả lời: 6 × 7 = 42

+ Trả lời : 6 × 8 = 48

- HS lắng nghe

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+ Giúp học sinh hình thành được bảng nhân 7, bảng chia 7

+ Học thuộc bảng nhân 7, bảng chia 7 (đối với HS học tốt)

- Cách tiếp cận:

Giáo án Toán lớp 3 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 | Kết nối tri thức

-Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh và đọc bài toán

Giáo án Toán lớp 3 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 | Kết nối tri thức

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Gọi đại diện HS chia sẻ cách thực hiện

- GV nhận xét

- GV hỏi: Hai đội có 14 bạn vậy mỗi đội có bao nhiêu bạn?

- GV nhận xét

- GV ghi lên bảng phép nhân 7 × 2 = 14

- Đây là phép tính đầu tiên trong bảng nhân 7, bảng chia 7, tương tự cách hình thành bảng nhân 5, bảng chia 5,yêu cầu HS thảo luận cách hình thành bảng nhân 7, bảng chia 7.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả thảo luận

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

* Nhận xét: Thêm 7 vào kết quả 7 × 2 = 14 ta được kết quả của phép nhân 7 × 3 = 21.

- Học sinh đọc bảng nhân 7, bảng chia 7 vừa lập được

+ Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.

- Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng.

- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 7, bảng chia 7.

*Hoạt động:

Bài 1: (Làm việc nhóm 2) Số?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Giáo án Toán lớp 3 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 | Kết nối tri thức

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. (Làm việc cá nhân) . Rô bốt lấy các quả bóng ghi phép tính có kết quả bé hơn 28. Hỏi Rô bốt lấy được bao nhiêu quả bóng?

Giáo án Toán lớp 3 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 | Kết nối tri thức

-GV gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV gợi ý HS dựa vào bảng nhân 7 , bảng chia 7 đã học để làm bài.

-GV cho HS làm bài vào vở

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

Bài 3: (Làm việc cá nhân): Mỗi tuần lễ có 7 ngày. Bố của Mai đi công tác 4 tuần lễ. Hỏi bố của Mai đi công tác bao nhiêu ngày?

- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+Muốn biết bố của Mai đi công tác bao nhiêu ngày ta làm tính gì ?

Gọi HS đọc bài giải, gọi HS khác nhận xét.

GV kết luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS quan sát và đọc thầm bài toán.

- HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và giải bài toán.

- HS trả lời: Một đội chơi kéo co có 7 bạn.

- HS trả lời: Hỏi 2 đội chơi kéo co có bao nhiêu bạn ?

- Đại diện HS chia sẻ: Một đội có 7 bạn, vậy hai đội sẽ có 14 bạn. Ta có phép nhân:

7 × 2 = 14

- HS trả lời: Hai đội có 14 bạn vậy mỗi đội có 7 bạn , ta có phép chia: 14 : 2 = 7

- HS đọc

- HS thảo luận và viết nhanh bảng nhân 7, bảng chia 7 ra bảng con

- Đại diện các nhóm chia sẻ

- HS theo dõi

- Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần

-Tự học thuộc lòng bảng nhân 7, bảng chia 7

- Đọc bảng nhân.

- Thi đọc thuộc bảng nhân 7, bảng chia 7.

Bài 1:

-HS đọc yêu cầu bài

-Nhóm làm bài vào phiếu học tập

- Đọc bài làm của nhóm

- Nhận xét.

­­

-HS nêu yêu cầu bài

-HS làm vào vở

Rô – bốt có thể lấy được quả bóng mang các phép tính:

7 × 3

56 : 7

35 : 7

49 : 7

21 : 7

- HS nhận xét lẫn nhau

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu

+ Bài toán cho biết: Mỗi tuần lễ có 7 ngày. Bố của Mai đi công tác 4 tuần lễ.

+ Bài toán hỏi: Bố của Mai đi công tác bao nhiêu ngày.

- HS làm bài vào vở thực hành.

- HS đọc bài, HS khác lắng nghe

Bài giải:

Số ngày bố của Mai đi công tác là:

7 × 4 = 28(ngày)

Đáp số: 28 ngày.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Rồng cuốn lên mây”

+ Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia.

+ Cách chơi: Một em xung phong làm đầu rồng đứng trên bục giảng.

• Em cất tiếng hát:

“Rồng cuốn lên mây

Rồng cuốn lên mây

Ai mà tính giỏi về đây với mình”

• Sau đó em hỏi:

“Người tính giỏi có nhà hay không?”

• Một em học sinh bất kì trả lời:

“Có tôi! Có tôi!”

• Em đầu rồng ra phép tính đố thuộc bảng nhân 7 hoặc chia 7, ví dụ:

“42 : 7 bằng bao nhiêu?”

• Em tính giỏi trả lời. Nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng. Cứ như thế em đầu rồng đưa ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia trò chơi để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-->

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác: