Giáo án Toán lớp 3 Bài 78: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100000 - Kết nối tri thức
Giáo án Toán lớp 3 Bài 78: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100000 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐỀ 16: ÔN TẬP CUỐI NĂM
BÀI 78: ÔN TẬP PHÉP NHÂN CHIA TRONG PHẠM VI 100 000
TIẾT 1: LUYỆN TẬP – TRANG 118
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được phép nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Tính nhầm được phép nhân, chia và giá trị của biểu thức liên quan đến các số trònnghìn, tròn chục nghìn trong phạm vi 100 000.
- Tính được giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, chia, có và không có dấungoặc trong phạm vi 100 000.
- Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạmvi 100 000.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải bài toán thực tế, tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực tính toán; năng lực tư duy vàlập luận toán học; khả năng sáng tạo.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Bài cũ: + Câu 1: Tổng của 5 635 và 4 527 là: A. 10 162 B. 9 162 C. 10 152 D. 9 152 + Câu 2: Hiệu của 35 753 và 14 238 là: A. 21 525 B. 21 515 C. 20 525 D. 20 515 - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời: * Tổng của 5 635 và 4 527 là:10 162 Cộng có nhớ ở hàng chục và hàng nghìn. + Trả lời: Hiệu của 35 753 và 14 238 là:21 515 Trừ có nhớ ở hàng chục - HS lắng nghe, nhận xét |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hiện được phép nhân, chia trong phạm vi 100 000. + Tính nhầm được phép nhân, chia và giá trị của biểu thức liên quan đến các số trònnghìn, tròn chục nghìn trong phạm vi 100 000. + Tính được giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, chia, có và không có dấungoặc trong phạm vi 100 000. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. (Làm việc cá nhân làm vào bảng con) Củng cố cách đặt tính phép nhân, chia trong phạm vi 100 000. - GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài. - Học sinh làm bảng con * Lượt 1: làm 2 bài nhân vào bảng con. - Sửa bài: - GV gọi 2 HS mang bảng con lên trước lớp, nêu kết quả, hỏi cách thực hiện 1 bài b - Lớp nhận xét cách thực hiện, kết quả và cách đặt tính. - GV nhận xét cách thực hiện, cách đặt tính, chốt kết quả đúng. - GV hỏi thêm về dạng toán. GV kết luận chung: Bài a: Phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ ở hàng chục và hàng nghìn. Bài b: Phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ ở hàng trăm và hàng chục nghìn. * Lượt 2: làm lần lượt từng bài chia vào bảng con. (Nếu dạy cá thể: HS Trung bình làm bài d, HS giỏi làm bài c,d.- Để HS trung bình đủ thời gian làm bài) Sửa bài: - GV gọi lần lượt 2 HS mang bảng con lên trước lớp, nêu cách thực hiện 1 bài d. - Lớp nhận xét cách thực hiện, kết quả và cách đặt tính. - GV nêu nhận xét cách thực hiện, cách đặt tính, chốt kết quả đúng và tuyên dương. - GV hỏi thêm về dạng toán. Bài c: Phép chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, đây là phép chia hết. Bài d: Phép chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số, đây là phép chia có dư - GV hỏi thêm về phép chia có dư. ⇒ Chốt KT: Cách nhân, chia các số trong phạm vi 100 000, ghi nhớ về số dư. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- 1 HS nêu: Đặt tính rồi tính. - HS lần làm câu a,b bảng con. - Sửa bài: - HS nêu dạng toán - HS lắng nghe. - HS làm bảng con theo yêu cầu của GV - 2 HS lên bảng trình bày. - Lớp theo dõi, nhận xét. - HS nêu nhận xét về dạng toán. - HS nêu ghi nhớ về phép chia có dư. |
Bài 2: (Làm việc nhóm 2 – làm vào sách hoặc phiếu học tâp) - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. (Nếu làm vào sách, HS nối các chú heo có giá trị giống nhau lại với nhau) - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét kết quả các nhóm. ⇒Chốt KT: cách tính nhẩm nhân chia các số tròn nghìn và tròn chục nghìn - GV nhận xét chung nhắc lại cách nhân, chia nhẩm các số tròn nghìn, tròn chục nghìn và tuyên dương. |
- HS làm vào phiếu học tập - HS tô màu các chú voi có thương giống nhau cùng màu. + 6 000 × 4 = 24 000. + 96 000 : 4 = 24 000. + 13 000 × 2 = 26 000. + 80 000 : 2 = 40 000. + 8 000 × 3 = 24 000. - HS nhận xét kết quả của các nhóm và nêu câu hỏi chất vấn: Vì sao bạn tìm được kết quả? hoặc: Bạn tìm kết quả bằng cách nào? - HS lắng nghe |
Bài 3: (Làm việc cá nhân – Làm vào vở) * Củng cố và rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, chia có và không có dấu ngoặc đơn trong phạm vi 100.000 - Gọi 1 HS đọc đề bài. SỬA: - 4 HS trình bày kết quả, - HS đổi vở cùng kiểm tra kết quả, nhận xét lẫn nhau. - Cho HS chất vấn hỏi cách tính giá trị biểu thức. - GV nhận xét chung ⇒ Chốt KT: Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. - HS làm vào vở. (Cho 4 HS làm trên 4 bảng nhóm nhỏ, song với lớp để kịp thời gian) - HS nhận xét kết quả của các nhóm. - HS nêu câu hỏi chất vấn: Vì sao bạn tìm được kết quả? hoặc: Bạn tìm kết quả bằng cách nào? - HS lắng nghe, sửa sai nếu có. |
Bài 4. (Làm việc cá nhân – Làm vào vở) * Củng cố cách giải bài toán thực tế liên quan tới phép nhân, phép cộng. - Gọi 1 HS đọc đề bài. Sửa bài: - HS(A) đính bài giải lên bảng. - Gọi HS 1 HS(B) đọc làm, Lớp đối chiếu và nêu nhận xét. Bài giải Số tiền mua hai cái bút là: 8 500 × 2 = 17 000 (đồng) Việt phải trả người bán hàng số tiền là: 18 000 + 17 000 = 35 000 (đồng) Đáp số: 35 000 đồng. - GV nhận xét chốt kết quả đúng - GV cho HS nhắc lại 5 bước giải toán. ⇒ Chốt KT: Cách giải toán và trình bày bài giải liên quan đến thực tế. + tuyên dương. |
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. - HS tìm hiểu đề bài: Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? Nêu dạng toán và thực hiện vào vở. (Cho 1 HS(A) làm trên bảng nhóm, song song với lớp để kịp thời gian) - HS đọc bài làm. - HS nhận xét, nêu lời giải tương tự. - HS đặt câu hỏi chất vấn: + Muốn tìm số tiền phải trả, bạn làm sao? + Để biết kết quả đúng hay sai, bận kiểm tra lại bằng cách nào? + Vì sao đề bài hỏi bao nhiêu tiền nhưng đáp số bạn ghi đơn vị là đồng?.. - HS lắng nghe, sửa lại bài làm sai (nếu có) |
Bài 5. (Làm việc nhóm 4) Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép nhân trong phạm vi 100 000. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cho HS suy nghĩ 1 phút rồi bắt đầu chơi
+ Ở hàng đơn vị: (nhẩm 9 nhân mấy có tận cùng là 1) 9 nhân 9 bằng 81, viết 1 nhớ 8.Vậy chữ sổ phải tìm là 9. + Ở hàng chục: 9 nhân 0 bằng 0 thêm 8 là 8. Vậy chữ số phải tìm là 8. + Ở hàng trăm: (nhẩm 9 nhân mấy có tận cùng là 9) 9 nhân 1 bằng 9. Vậy chữ số phải tìm là 1. + Ở hàng nghìn: 9 nhân 8 bằng 72. Chữ số phải tìm là 2. + Ở hàng chục nghìn: Chữ số phải tìm là 7. - GV Nhận xét, tuyên dương. |
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. - HS tìm hiểu đề bài: Điền số vào ô vuông còn trống. - HS thực hiện vào bảng nhóm trên lớp: HS nối tiếp nhau lên điền kết quả vào ô trống. Tổ nào điền đúng và nhanh sẽ chiến thắng.. - HS đặt câu hỏi chất vấn luân phiên mỗi tổ 1 câu hỏi: + Vì sao điền số ... ở hàng đơn vị của thừa số? + Vì sao điền số ... ở hàng chục của tích? + Vì sao điền số ... ở hàng trăm của thừa số? + Vì sao điền số ... ở hàng nghìn của tích? + Vì sao điền số ... ở hàng chục nghìn của tích? |
3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổng kết bài học |
- HS lắng nghe. |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: