Giáo án Toán lớp 3 Bài 80: Ôn tập bảng số liệu, khả năng xảy ra của một sự kiện - Kết nối tri thức
Giáo án Toán lớp 3 Bài 80: Ôn tập bảng số liệu, khả năng xảy ra của một sự kiện - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐỀ 16: ÔN TẬP CUỐI NĂM
BÀI 80: ÔN TẬP BẢNG SỐ LIỆU, KHẢ NĂNG XẢY RA CỦA MỘT SỰ KIỆN
(TRANG 123 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.
- Nêu được một số nét đơn giản ở bảng số liệu.
- Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện.
- Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được diễn giải câu trả lời được đưa ra. HS có thể hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học
- Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà giáo viên đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức múa hát vận động tập thể tại chỗ để khởi động bài học. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia - HS lắng nghe. |
2. Luyện tâp * Mục tiêu: - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nét đơn giản ở bảng số liệu. - Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra ( có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện. - Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được diễn giải câu trả lời được đưa ra. HS có thể hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học - Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi ( bằng cách nói hoặc viết) mà giáo viên đặt ra sè giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học. * Cách tiến hành: | |
Bài 1. (Làm việc nhóm) - GV cho HS quan sát bảng số liệu về số HS đã đén thư viện vào mỗi buổi sáng và chiều trong một tuần học. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm - GV gợi mở các câu hỏi cho HS dựa vào bảng số liêu để trả lời - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - GV và HS nhận xét chốt đáp án đúng Bài 2. (Làm việc cá nhân) - Yêu cầu HS đọc thông tin bài 2 - Cho HS quan sát bảng số liệu về số tiền tiết kiệm được của các bạn Nam, Việt và Mai. - GV đặt câu hỏi trước lớp để KT kết quả làm bài của HS - GV nhận xét tuyên dương. Bài 3. (Làm việc cặp đôi) - GV cho HS quan sát tranh vẽ nêu yêu cầu của bài tập - GV lưu ý HS: Đây là bài tập yêu cầu mô tả các sự kiện có thể xảy ra trong một tình huống cho trước. - GV cho HS mô tả Rô-bốt gói quà và dự đoán khả năng xảy ra khi 3 bạn lần lượt chọn 1 hộp quà bất kỳ. - Gọi các cặp đôi HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét bổ sung Bài 4. (Làm việc nhóm) -Cho HS quan sát, đọc nội dung trong sách HS. - GV gợi mở cho HS thảo luận đưa ra dự đoán về các sự kiện có thể xảy ra khi nhà ảo thuật cú mèo lấy 2 con thỏ ra khỏi chiếc mũ đó. - GV nhận xét bổ sung |
- HS quan sát bảng số liệu đọc thông tin bài 1. - Thảo luận và thống nhất câu trả lời trong nhóm. - Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài và chia sẻ trước lớp - HS nhận xét lẫn nhau. -HS quan sát tranh đọc thông tin và nêu yêu cầu. - Thực hiện theo HD của GV -Chia sẻ nội dung dự đoán trước lớp - HS thảo luận trong nhóm và đưa ra các phán đoán - HS dự đoán: Có 2 sự kiện có thể xảy ra là nhà ảo thuật lấy được 2 con thỏ trắng hoặc 1 con thỏ nâu và 1 con thỏ trắng. |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “ Lá cờ may mắn” + Chuẩn bị 1 hộp kín 3 mặt, mặt trên cùng để hở chỉ lọt 1 bàn tay. Bên trong hộp để sẵn 2 cờ đỏ và 2 cờ xanh + Cách chơi: người chơi lấy cùng một lúc 2 lá cờ. Đại diện các nhóm dự đoán các trường hợp xảy ra. + Kết thúc: Nhóm nào dự đoán tốt sẽ được nhận cờ tuyên dương - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Các HS khác cổ vũ trò chơi( chú ý không được gợi ý cho người chơi biết) |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: