Giáo án Toán lớp 3 Bảng chia 3 - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán lớp 3 Bảng chia 3 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
– Bảng chia 3:
+ Thành lập bảng.
+ Bước đầu ghi nhớ bảng (đây là yêu cầu đối với các HS có khả năng dễ dàng thuộc bảng).
– Tìm kết quả của phép chia trong bảng chia 3 dựa vào bảng nhân 3 (yêu cầu đối với đa
số HS trong lớp).
– Vận dụng tình huống chia đều, chia theo nhóm vào giải toán.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 30 tấm bìa hình tròn.
- HS: 10 tấm bìa hình tròn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp hoặc nhóm đôi |
|
- GV chia 2 nhóm - GV có thể tổ chức một trò chơi để chuyển tải nội dung (HS hoạt động nhóm đôi). + Chia đều 12 hình tròn cho mỗi bạn 3 hình tròn. Có mấy bạn được chia?
- GV yêu cầu HS nhắc lại quan hệ giữa phép chia và phép nhân tương ứng. - GV vừa hỏi vừa viết phép tính lên bảng: + Mỗi bạn có 3 hình tròn. Hỏi 4 bạn có bao nhiêu hình tròn? + Chia đều 12 hình tròn cho mỗi bạn 3 hình tròn. Có mấy bạn được chia? 3 × 4 = 12. Vậy 12 : 3 = ? – GV nói tác dụng của các bảng chia: Để tìm kết quả của phép chia, ta có thể thực hành chia trên ĐDHT hoặc dựa vào phép nhân tương ứng. Ngoài ra, ta cũng có thể thành lập bảng chia và sau này khi đã thuộc bảng thì sẽ thuận lợi để tìm kết quả của phép chia. – GV giới thiệu bài mới. |
- HS nhắc lại bài toán theo nhóm - HS hoạt động theo sự phân công của GV + HS thực hành chia với 12 tấm bìa hình tròn và phép chia 12 : 3 = 4 - Nhắc lại quan hệ giữa phép chia và phép nhân tương ứng. - HS trả lời + 3 × 4 = 12
+ 12 : 3 = 4
|
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (12 phút) |
|
2.1 Hoạt động 1 (7 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Thành lập bảng chia 3 b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 4 |
|
- GV giới thiệu bảng chia 3 chưa có kết quả, HS nhận biết số chia là 3, số bị chia là dãy số đếm thêm 3 (từ 3 đến 30). Đây cũng là các tích trong bảng nhân 3. - GV đặt vấn đề: Thành lập bảng chia 3 bằng cách nào để mất ít thời gian? - GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 - GV treo bảng nhân 3 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV hoàn thiện bảng chia. (Khi thành lập bảng không nên theo thứ tự từ trên xuống (tránh việc HS không tư duy). Có thể theo trình tự: 3 : 3, 15 : 3, 30 : 3, 21 : 3, ... - Cuối cùng GV có thể dùng ĐDDH minh hoạ một phép chia trong bảng (chẳng hạn: Chia đều 18 hình tròn cho mỗi bạn 3 hình tròn. Hỏi có mấy bạn được chia?). - GV lưu ý HS nếu thấy dễ dàng thì nên học thuộc bảng chia. |
- HS đọc bảng nhân 3 - HS thảo luận nhóm 4, trình bày cách làm (dựa vào bảng nhân 3). - HS đọc các kết quả trong bảng chia 3 và giải thích cách tìm kết quả
|
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: