Giáo án Toán lớp 3 Làm tròn đến số hàng chục, hàng trăm - Cánh diều


Giáo án Toán lớp 3 Làm tròn đến số hàng chục, hàng trăm - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG CHỤC, HÀNG TRĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Hiểu được cách làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm. Làm tròn được các số đến hàng chục, hàng trăm.

- Vận dụng được cách làm tròn số trong một số trường hợp đơn giản.

- Phát triền các năng lực toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng phương tiện, mô hình toán học năng lực gia tiếp toán học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Con thỏ”

- GV cho cả lớp chơi trò chơi nối tiếp nêu các số tròn chục, tròn trăm theo thứ tự từ bé đến lớn. Bắt đầu cô nêu mẫu số 10



- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên dẫn dắt nêu tên bài học

- HS tham gia chơi


+ Nhiều học sinh nối tiếp nêu các số tròn chục: 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90

+ Các số tròn trăm : 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900.

- Học sinh nhắc tên bài học


2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- Hiểu được cách làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm. Làm tròn được các số đến hàng chục, hàng trăm.

Hình thành kiến thức:

1. Làm tròn đến hàng chục: (Hoạt động chung cả lớp)

(Hình bình sỏi)

- Cho học sinh quan sát hình SGK và đọc thông tin.

- Bình A có khoảng 300 viên sỏi.

Bình B có khoảng 80 viên sỏi.

- Bình C có khoảng 200 viên sỏi.

- Tại sao câu trả lời của các bạn lại là thế nhỉ ?

- Mời học sinh tìm câu trả lời giúp bạn voi.





- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

Ví dụ 1: Làm tròn các số 62, 67 đến hàng chục. ( Làm việc chung cả lớp)

(Hình tia số)

- GV mời học sinh đọc ví dụ 1.

- Giáo viên hướng dân học sinh viết các số từ 60 - 70 ra nháp.


Làm tròn các số 62 đến hàng chục.

- Yêu cầu học sinh khoanh vào số 62.

- Giáo viên hỏi:

+ Trước số 62 có số tròn chục nào gần nhất ?

+ Sau số 62 có số tròn chục nào gần nhất ?

+ Trong hai số tròn chục 60 và 70, số 62 ở gần số nào hơn ?

-Giáo viên mời học sinh khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xé, tuyên dương

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tia số trong SGK

- Hỏi học sinh: số 62 gần với số tròn chục 60 hơn hay là 70?

- Giáo viên giới thiệu: Khi làm tròn số 62 đến hàng chục, ta thấy số 62 gần với số 60 hơn số 70. Vậy khi ta làm tròn số 62 đến hàng chục, ta được số 60 (gọi là làm tròn lùi.)

- Làm tròn số 67 đến hàng chục.

- Hỏi học sinh: số 67 gần với số tròn chục 60 hơn hay là 70?

- Giáo viên giới thiệu: Khi làm tròn số 67 đến hàng chục, ta thấy số 67 gần với số 70 hơn số 60 ta làm tròn số 67 đến hàng chục, ta được số 70 ( gọi là làm tròn tiến)

Giáo viên hỏi: Qua hai cách làm tròn số 62 và 67 đến hàng chục ta có quy ước làm tròn như thế nào ?

- Yêu cầu học sinh thảo luận hóm đôi trả lời

- Mời đại diện nhóm trình bày

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận: Khi làm tròn các số đến hàng chục ta quy ước số làm tròn gần với số tròn chục nào hơn thì ta được số đó.

Ví dụ 2: Làm tròn số 45 đến hàng chục (Hoạt động chung cả lớp)

(Hình tia số)

- Giáo viên mời học sinh quan sát và nêu vấn đề: Số 45 cách đều hai số tròn chục 40 và 50 vậy quy ước làm tròn tiến được 40 hay làm tròn lùi được 50 ?

- GV mời học sinh khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận: 45 cách dều hai số tròn chục 40 và 50. Khi làm trón số 45 đến hàng chục ta làm tròn tiến được 50.

- Ứng dụng quy ước GV vừa nêu yêu cầu học sinh

+ Làm tròn số 35 được 40

+ Làm tròn số 65 được 70

+ Làm tròn số 25 được 30

+ Làm tròn số 5 được 10


- Giáo viên nhận xét tuyên dương

Ví dụ 3: Làm tròn số 234, 279 đến hàng trăm ( Hoạt động nhóm 4)

(Hình tia số)

- Hướng dẫn học sinh quan sát tia số, giáo viên nêu yêu cầu

+ Làm tròn các số 234 đến hàng trăm được...


+ Làm tròn các số 279 đến hàng trăm dược...


- Giáo viên nhận xét, tuyên dương và kết luận:

* Ta thấy số 234 gần với số 200 hơn 300

Vậy khi làm tròn số 234 đến hàng trăm ta được số 200.

* Ta thấy số 279 gần với số 300 hơn 200

Vậy khi làm tròn số 279 đến hàng trăm ta được số 300.

Ví dụ 4: Làm tròn số 450 đến hàng trăm (Hoạt động chung cả lớp)

- Giáo viên nêu yêu cầu :

Làm tròn các số 450 đến hàng trăm được...

- Hướng dẫn học sinh quan sát tia số và trả lời

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận.

Ta nhận thấy số 450 cách đều 2 số tròn trăm 400 và 500. Vậy quy ước làm tròn số 450 đến hàng trăm được 500 ( làm tròn tiến)





- Học sinh thực hiện






- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời: Vì bạn nam và bạn nữ không đếm mà chỉ đoán tương đối chính xác số viên sỏi trong mỗi bình nên câu trả lời dùng từ “ có khoảng”.





- Một học sinh đọc ví dụ 1.

- Học sinh viết số và đọc các số đó: 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70.


- Học sinh khoanh vào số 62.

- Học sinh trả lời:

+ Là số 60

+ Là số 70

- HS trả lời:

62 ở gần số tròn chục 60 hơn

- Học sinh khác nhận xét,


- Học sinh quan sát tia số và trả lời


+ Số 60.







- Học sinh trả lời:

+ Số 70.

- Học sinh Lắng nghe




- Học sinh lắng nghe



- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.


- Học sinh lắng nghe






- Học sinh suy nghĩ, nêu câu trả lời:

Nhiều ý kiến khác nhau: 40, 50



- Học sinh khác nhận xét.



- Cả lớp lắng nghe.




- Học sinh lần lượt nêu kết quả

+ Làm tròn số 35 được 40

+ Làm tròn số 65 được 70

+ Làm tròn số 25 được 30

+ Làm tròn số 5 được 10

- Học sinh nhận xét




- Các nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

Làm tròn các số 234 đến hàng trăm được 200

Làm tròn các số 279 đến hàng trăm được 300



- Các nhóm khác nhận xét






- Học sinh suy nghĩ trả lời

Làm tròn các số 450 đến hàng trăm được 500


- Nhều học sinh khác nhận xét


IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều chuẩn khác: