Giáo án Toán lớp 3 Vẽ trang trí hình tròn - Cánh diều


Giáo án Toán lớp 3 Vẽ trang trí hình tròn - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với com pa, dùng compa để vẽ được đường tròn.

- Vẽ được các đường tròn bằng compa và trang trí

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng phương tiện, mô hình toán học năng lực gia tiếp toán học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Con muỗi”

+ GV treo lên bảng 1 hình tròn, yêu cầu học sinh xác định đường tròn, tâm, đường kính, bán kính

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Cho học sinh xem 1 số họa tiết các hình tròn

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

- Vài học sinh bảng chỉ vào đường tròn, Tâm, đường kính Bán kính

- HS khác nhận xét



- Học sinh nhắc tên bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: - Làm quen với com pa, dùng compa để vẽ được đường tròn.

- Làm quen với com pa, dùng compa để vẽ được đường tròn.

Hoạt động hình thành kiến thức:

Bài 1. Quan sát chiếc compa của em rồi chia sẻ với các bạn cách sử dụng

a) Làm quen với compa (Hoạt động nhóm đôi)

- GV nêu yêu cầu hai bạn ngồi cùng bàn quan sát compa và nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được và hiểu biết của mình về cách sử dụng.


- Mời Học sinh khác nhận xét

+ GV nhận xét, tuyên dương và giới thiệu

Để vẽ được đường tròn, ta dùng một dụng cụ rất phổ biến, đó là chiếc compa.

Compa gồm 2 phần (còn gọi là hai chân) nối với nhau bằng 1 bản lề. Hai chân của compa,

một đầu có kìm ở cuối và đầu kia gắn cây bút chì

b) Làm quen với cách dùng compa để vẽ đường tròn ( Làm việc chung cả lớp)

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa, xem theo các bước hướng dẫn trong SGK và nói cách sử dụng

- Mời học sinh khác nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận cách dùng compa để vẽ đường tròn:

⇒ Để vẽ 1 đường tròn bằng commpa ta thực hiện những bước sau:

1. Mở khẩu độ của compa

2. Đặt chân compa có kim tại một điểm (là tâm) trên tờ giấy

3. Quay đầu bút chì trên tờ giấy đúng một vòng (với chân có kìm cố định), đầu chì sẽ vạch trên giấy một đường tròn. (GV có thể trình chiếu hoặc làm mẫu để học sinh dễ dàng hình dung ra cachcs thực hiện)

- GV yêu cầu học sinh thực hành vẽ đường tròn ra vở nháp và chia sẻ với bạn về cách dùng compa để vẽ đường tròn



c) Hãy vẽ vào vở của em 1 đường tròn (Làm việc cá nhân)

- GV lưu ý cho học sinh nhận thấy được đầu có kim của compa rất nhọn, dễ gây thương tích nên cần cẩn thận khi dùng.

- GV yêu cầu học sinh vẽ 1 đường tròn vào vở theo các bước đã hướng dẫn ở trên

- GV kiểm tra bằng cách mời học sinh giơ tờ giấy có đường tròn vừa vẽ lên trước ngực.

- Chọn 1 số bài nhận xét tuyên dương trước lớp.







- HS quan sát

- Học sinh thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.









- Học sinh quan sát hình làm theo

- Học sinh trình bày.


Học sinh khác nhận xét




- Học sinh lắng nghe









- Học sinh thực hành cá nhân rồi chia sẻ cách cầm compa, xoay compa vẽ đường tròn dễ dàng, không bị xô lệch, cách mở compa để vẽ những đường tròn khác nhau.






- HS thực hành vẽ


- Chia sẻ kết quả làm việc trước lớp

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều chuẩn khác: