X

Giáo án Vật Lí 9 chuẩn

Giáo án Vật Lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ mới nhất


Giáo án Vật Lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ mới nhất

Tải xuống

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm.

- Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Biết đo đạc góc tới và góc khúc xạ để rút ra quy luật.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, sáng tạo.

- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

*GV: - SGK, tài liệu tham khảo.

* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh

- Một miếng thủy tinh hình bán nguyệt.

- Một miếng xốp có chia độ.

- 2 đinh ghim.

III. Tiến trình dạy học:

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Hiện tượng khúc xạ là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước sang không khí và tia sáng đi từ không khí sang nước.

3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm.

- Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Biết đo đạc góc tới và góc khúc xạ để rút ra quy luật.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới (20p)
Đặt vấn đề: Khi góc tới thay đổi, góc khúc xạ thay đổi như thế nào?

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, tìm hiểu:

+ Nghiên cứu mục đích TN

+ Nêu phương pháp nghiên cứu

+ Nêu bố trí TN

+ Phương pháp che khuất là gì?

- GV: Hướng dẫn HS các bước tiến hành thí nghiệm.

+ Đặt khe hở I của miếng thuỷ tinh đúng tâm của tấm tròn chia độ.

+ Xác định các vị trí cần có của đinh ghi A'.

- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.

Thời gian: 10p

- GV: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm.

- GV: Thông báo hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

+ Gợi ý câu trả lời:

Khi nào mắt ta nhìn thấy đinh ghi A qua miếng thuỷ tinh?

Khi mắt ta chỉ nhìn thấy đinh ghi A', chứng tỏ điều gì?

- GV: Tổ chức thảo luận chung toàn lớp. Kết luận.

- GV: Gọi 3 HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới trong thí nghiệm trên.

- GV: Chốt lại kiến thức.

? ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường khác nước và thuỷ tinh có tuân theo quy luật này không?

- GV: Thông báo mục 3 - mở rộng.

- HS: Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV, trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm

+ Nhận dụng cụ thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Trao đổi t, thảo luận trả lời C1, C2.

+ Ghi kết quả vào bảng 1.

+ Vẽ đướng truyền tia sáng trong từng trường hợp (Dùng bút nối đinh A, I, A')

- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS: Rút ra kết luận.

I. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

1. Thí nghiệm:

(Hình 41.1/SGK)

Dùng phương pháp che khuất để nghiên cứu

a, Cắm đinh A

- Giáo án Vật Lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ mới nhất

- Cắm đinh tại I

- Cắm đinh tại A’ sao cho mắt chỉ nhìn thấy đinh A’

C1: Đặt mặt ở phía cạnh cong của miếng thuỷ tinh ( hoặc nhựa trong suốt) ta thấy chỉ có 1 vị trí quan sát được ảnh của đinh ghim A qua miếng thuỷ tinh, điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra truyền đến khe hở I vào miếng thuỷ tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A’ có nghĩa là A’ đã che khuất I và A. Do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt, vậy đường nối tại vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.

C2: Tia sáng đi từ không khí vào thuỷ tinh bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thuỷ tinh, AI là tia tới, IA’ là tia khúc xạ, góc NIA là góc tới, góc N’IA’ là góc khúc xạ.

Bảng 1

KQ đo - Lần đo góc tới i góc khúc xạ r
1 60o
2 45o
3 30o
4 0o

2. Kết luận

(SGK/111)

3. Mở rộng

ánh sáng đi từ môi trường không khí vào môi trường khác nước cũng đều tuân theo quy luật này

- Góc tới giảm → góc khúc xạ giảm

- Góc khúc xạ < góc tới

- Góc tới = 0 → góc khúc xạ = 0

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 2 : Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.

B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.

C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.

D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 3 : Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:

A. có sự khúc xạ ánh sáng.

B. có sự phản xạ toàn phần.

C. có sự phản xạ ánh sáng.

D. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Câu 4 : Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.

C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 5 : Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Không lần nào

B. Một lần

C. Hai lần

D. Ba lần

Câu 6 : Ta có bảng sau:

A B
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì 1. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì 2. Bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. Độ lớn góc phản xạ bằng góc tới.
c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì 3. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì 4. Góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
e. Khi góc tới bằng 0 thì 5. Bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Góc khúc xạ không bằng góc tới.

Phương án nào sau đây ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?

A. a – 2

B. b – 1

C. c – 3

D. e – 4

Câu 7 : Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C. Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o.

D. Khi góc tới bằng 45o thì góc khúc xạ cũng bằng 45o.

Câu 8 : Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm.

B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng.

C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 9 : Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?

A. Một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.

B. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10 : Để có thể bắt chính xác con cá dưới nước, ta phải:

A. Bắt thẳng đứng từ trên xuống.

B. Không sử dụng phương pháp nào.

C. Nhìn theo phương nghiêng để bắt cá cho gần hơn.

D. Cả A và C.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.

- GV: Gợi ý

+ B cách đáy bình 1/3 cột nước.

+ Mắt nhìn thấy ảnh của viên sỏi là do ánh sáng từ viên sỏi đến mắt ta. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng đó.

+ ánh sáng truyền từ A tới M có truyền theo đường thẳng không? Vì sao?

(Không, vì do hiện tượng khúc xạ ánh sáng)

+ Mắt nhìn thấy A hay B? Vì sao?

(Thấy B vì ánh sáng không truyền thẳng từ A tới mắt. Mà mắt đón tia khúc xạ vì vậy chỉ nhìn thấy ảnh cúa A đó là B.)

+ Xác định tới bằng phương pháp nào?

(Nối B với M cắt mặt phân cách tại I. IM là tia khúc xạ

Nối A với I ta được tia tới. AIM là đường truyền của tia sáng)

- GV: Kết luận.

- HS: Trả lời C3.

- HS: Cá nhân trả lời C4.

II. Vận dụng

C3:

- Nối B với M cắt PQ tại I.

- Nối I với A ta có đướng truyền của tia sáng từ A tới mắt.

Giáo án Vật Lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ mới nhất

C4: IG là đường biểu tia khúc xạ của tia tới SI

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ và góc tới có quan hệ với nhau như thế nào?

- HS: Đọc phần ghi nhớ và "có thể em chưa biết"

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và làm BT 40.41.1 (SBT )

- Xem trước bài 42: Thấu kính hội tụ

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: