X

Giáo án Vật Lí 9 chuẩn

Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất


Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất

Tải xuống

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vận dụng kiến thức để giải được các BT định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh: con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp)

- Thực hiện được đúng các phép về hình quang học.

- Giải thích được 1 số hiện tượng và một số ứng dụng về quang học.

2. Kĩ năng:

- Giải các bài tập về quang hình học.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

*GV: SGK. tài liệu tham khảo.

*HS: Ôn lại từ bài 40 → 50

III. Tiến trình dạy - học

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Gọi 3 HS lên bảng chữa bài tập.

- HS1: Bài 49.1; 49.2 SBT.

- HS2: Bài 49.3 SBT.

- HS3: Bài 49.4 SBT.

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

⇒ Đặt vấn đề: Nhằm giúp các em nắm chắc chắn kiến thức và vận dụng được các kiến thức về hiện tượng khúc xạ, thấu kính vào giải các bài tập định lượng → Bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức để giải được các BT định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh: con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp)

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Đặt vấn đề. Giải bài tập 1 (10p)
- GV: Yêu cầu HS đọc và phân tích bài 1.

- GV: Yêu cầu HS tìm vị trí của mắt để sao cho thành bình vừa che khuất hết đáy

Đổ nước vào lại thấy tâm O.

- GV: Dựa vào hình vẽ hỏi

Tại sao khi chưa đổ nước mắt chỉ nhìn thấy điểm A? (A/s từ A tới mắt, A/s từ O bị chắn không truyền tới mắt)

- GV: Tại sao khi đổ nước thì mắt lại nhìn thấy O? mắt nhìn thấy O → a/s từ O truyền qua nước → qua không khí vào mắt)

- GV: Em hãy giải thích tại sao đường truyền a/s lại gãy khúc tại O?

- GV: Kết luận.

- HS: Vẽ tia sáng từ O đến mắt.

- HS: Trả lời.

- HS: Thảo luận trả lời.

- HS: Trả lời. (a/s từ O truyền tới mặt phân cách giữa 2 môi trường, sau đó có 1 tia khúc xạ trùng với tia IM, vì vậy I là điểm tới, nối OIM là đường truyền a/s từ O vào mắt qua môi trường nước và không khí.

Bài 1:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất

ánh sáng từ O tới mặt phân cách giữa hai môi trường, sau đso có một tia khúc xạ trùng với tia IM, vì vậy I là điểm tới.

Nối O, I, M được đường truyền ánh sáng từ O tới mặt phân cách giữa môi trường nước và không khí rồi đến mắt.

2: Giải bài tập 2 (10p)
- GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân giải bài 2.

- GV: Yêu cầu HS dựng hình vẽ theo tỉ lệ với kích thước đã cho.

- GV: Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 2.

- GV: Theo dõi, hướng dẫn HS dựng hình và đo chiều cao của ảnh, vật ⇒ Tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả → Kết luận.

- HS: Hoạt động cá nhân, phân tích bài hai → Tìm cách giải.

- HS: 1 lên bảng chữa BT.

Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ các kích thước mà đề bài đã cho.

- HS: Đo chiều cao của vật của ảnh trên hình vẽ và tính tỉ số giữa chiều cao ảnh và chiều cao vật

Bài tập 2:

d = 16cm; f = 12cm

Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất

- Đo chiều cao của ảnh, vật h =?; h' =?

- Tính tỉ số Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất =?

Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất

Có : Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất (1)

Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất

Có: Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất (2)

Từ (1) và (2) ta có:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học mới nhất ⇒ OA' = 48cm

⇒ OA' = 3OA ảnh cao gấp 3 lần vật.

thay các trị số đã cho : OA = 16cm,

3: Giải bài tập 3 (10p)
+ Biểu hiện cơ bản của mắt cận là gì?

+ Mắt không cận và mắt cận thì mắt nào nhìn được xa hơn

+ Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật ở xa hơn hay gần hơn? Từ đó suy ra Hoà và Bình, ai cận nặng hơn?

+ Kính cận là kính gì? Kính cận thích hợp với mắt là kính đảm bảo tiêu chí gì? ⇒ Tiêu cự của kính nào ngắn hơn?

- GV: Tổ chức, điều khiển HS trả lời các câu hỏi đưa ra ⇒ Kết luận.

- HS: Đọc đề bài và trả lời câu hỏi

3. Bài 3.

OCVH = 40cm; OCVB = 60cm.

a. Mắt cận thì điểm cực viễn (CV) gần hơn bình thường.

Hoà cận hơn bình vì OCVH < OCVB

b, Đeo kính phân kì để tạo ảnh gần mắt. Kính thích hợp khi OCV OF (CV ≡ F)

f K.H < f K.B

4.Hướng dẫn học ở nhà: (2p)

- Làm các bài tập trong SBT (Bài 51)

- Làm các BT đã cho với lập luận đầy đủ hơn.

- Nhận xét giờ học.

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: