X

Giáo án Vật Lí 9 chuẩn

Giáo án Vật Lí 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu mới nhất


Giáo án Vật Lí 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu mới nhất

Tải xuống

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được VD về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát a/s màu.

- Nêu được VD về việc tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.

- Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế.

- Biết được những lợi ích có được khi sử dụng ánh sáng tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.

3. Thái độ:

- Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế.

- Có ý thức sử dụng ánh sáng tự nhiên nhằm bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị của GV và HS

*GV: SGK, tài liệu tham khảo.

* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm

- Một nguồn sáng màu.

- Một nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng.

- Một bộ lọc màu.

- Một bình đựng nước trong.

III. Tiến trình dạy - học

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

(Không kiểm tra)

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

⇒ Đặt vấn đề: Trong thực tế ta nhìn thấy ánh sáng có hai loại màu. ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Vật nào phát ra ánh sáng trắng? Vật nào phát ra ánh sáng màu?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Hiểu được VD về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát a/s màu.

- Hiểu được VD về việc tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.

- Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng .

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: ĐVĐ. Tìm hiểu nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu? (10p)
- GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu để có khái niệm về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu.

- GV: Cho HS quan sát nhanh hai nguồn

+ Bóng đèn dây tóc đang sáng.

+ Bóng đèn LED.

Hỏi:

+ Nguồn sáng là gì?

+ Nguồn sáng trắng là gì? Nêu ví dụ?

+ Nguồn sáng màu là gì? Nêu ví dụ?

- GV: Kết luận.

- HS: Đọc SGK, tìm hiểu ánh sáng trắng và ánh sáng màu.

- HS: Quan sát, trả lời.

I. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.

1. Các nguồn phát ánh sáng trắng

a. Mặt trời là nguồn phát ánh sáng trắng rất mạnh, ánh sáng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày là ánh sáng trắng. (trừ lúc bình minh và hoàng hôn)

b. Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ôtô, xe máy, bóng đèn pin, bóng đèn tròn... cùng là nguồn phát a/s trắng.

2. Các nguồn phát ánh sáng màu

- Các đèn LED phát ra ánh sáng màu, có đèn phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng, có đèn phát ra ánh sáng màu lục.

- Bút Laze thường dùng phát ra a/s màu đỏ.

- Đèn ống phát ra a/s màu đỏ, vàng, tím.

2: Nghiên cứu tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. (18p)

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu:

+ Dụng cụ cần thiết?

+ Bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: hướng dẫn HS làm TN

+ Chiều 1 chùm sáng trắng qua 1 tấm lọc màu đỏ

+ Chiều 1 chùm sáng đỏ qua 1 tấm lọc màu đỏ.

+ Chiều 1 chùm sáng đỏ qua 1 tấm lọc xanh hoặc tím.

- GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm. thực hiện theo các bước tiến hành đã nêu.

Quan sát hiện tượng ⇒ Nhận xét.

Thảo luận trả lời C1.

Thời gian: 10p.

- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm. Giúp đỡ các nhóm yếu.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV: Kết luận.

Yêu cầu các nhóm thực hiện nhanh thí nghiệm: Đặt tấm lọc màu đỏ sau tấm lọc màu xanh, chiếu chùm sáng đi qua hai tấm lcọ màu -> Nhận xét màu của ánh sáng thu được?

- GV: Yêu cầu HS so sánh kết quả thu được.

- GV: Kết luận.

- GV: Gọi 2, 3 HS đọc kết luận SGK.

- HS: Tìm hiểu → Trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm

+ Nhận dụng cụ thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm.

+ Quan sát → Nhận xét

+ Thảo luận, trả lời C1.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo.

- HS: Tiến hành TN → Nhận xét.

- HS: Phát biểu.

- HS: Đọc kết luận. Trả lời C2.

II. Tạo ra a/s màu bằng tấm lọc màu.

1.Thí nghiệm :

*Thí nghiệm 1: Chiếu một chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ → được ánh sánh màu gì?

*Thí nghiệm 2: Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ → được ánh sánh màu gì?

* Thí nghiệm 3: Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh → được ánh sánh màu gì?

C1: Chiều ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ.

- Chiều ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ.

- Chiều ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng màu đỏ mà thấy tối.

2. Các thí nghiệm tương tự

(SGK/137)

3. Rút ra kết luận:

(SGK/138)

C2: Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu

- Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ, tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua.

- Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ

- Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải là màu xanh, nên a/s đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Các nguồn phát ánh sáng trắng là:

A. mặt trời, đèn pha ô tô

B. nguồn phát tia laze

C. đèn LED

D. đèn ống dùng trong trang trí

Câu 2 : Chọn phát biểu đúng

A. Có thể tạo ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu vàng.

B. Bút laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng xanh.

C. Ánh sáng do đèn pha ô tô phát ra là ánh sáng vàng.

D. Bất kỳ nguồn sáng nào cũng phát ra ánh sáng trắng.

Câu 3 : Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu:

A. đỏ

B. vàng

C. tím

D. trắng

Câu 4 : Khi chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc:

A. ta thu được ánh sáng màu đỏ.

B. ta thu được ánh sáng màu xanh.

C. tối (không có ánh sáng truyền qua).

D. ta thu được ánh sáng trắng.

Câu 5 : Tấm lọc màu có công dụng

A. chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.

B. trộn màu ánh sáng truyền qua.

C. giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua.

D. ánh sáng truyền qua chuyển sang màu sáng hơn.

Câu 6 : Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu:

A. trắng

B. đỏ

C. xanh

D. vàng

Câu 7 : Dùng một bể nước nhỏ có các thành bên trong suốt đựng nước có pha mực đỏ, sau đó dùng đèn pin chiếu một chùm ánh sáng xuyên qua hai thành đối diện của bể nước thì ánh sáng xuyên qua bể nước có màu:

A. trắng

B. đỏ

C. vàng

D. xanh

Câu 8 : Chỉ ra câu sai. Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu:

A. Thắp sáng một đèn LED đỏ.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ.

C. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu tím.

Câu 9 : Trong các nguồn sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng.

B. Bóng đèn ống thông dụng.

C. Một đèn LED.

D. Một ngôi sao.

Câu 10 : Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?

A. Đèn LED

B. Đèn ống thông thường

C. Đèn pin

D. Ngọn nến

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Yêu cầu cá nhân HS trả lời C3, C4.

- GV: Kết luận.

- HS: Trả lời C3, C4. C3: ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng, các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu.

C4: Một bể nhỏ có thành trong suốt, đựng nước màu, có thể coi là một tấm lọc màu.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Chúng ta thường làm việc dưới ánh sáng trắng hay ánh sáng màu?

- HS: Trả lời.

- GV thông báo: Con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất đối với ánh sáng trắng. Tuy nhiên sử dụng ánh sáng Mặt Trời trong sinh hoạt rất có lợi vì nó góp phần tiết kiệm năng lượng (ít sử dụng bóng đèn điện), bảo vệ mắt và giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

Không nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động vì chúng có hại cho mắt.

- HS: Đọc phần ghi nhớ và "có thể em chưa biết"

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc phần ghi nhớ.

- Làm BT 52.1 → 52.6 (SBT). Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: