Giáo án Vật Lí 9 Tiết 68: Ôn tập học kì II mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Tiết 68: Ôn tập học kì II mới nhất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức đã học từ đầu kì II.
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượn và giải bài tập.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng hệ thống và khái quát kiến thức.
- Kĩ năng giải bài tập định lượng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
*GV: - SGK, tài liệu tham khảo.
- Giáo án.
* HS: Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu kì II.
III. Tiến trình dạy – học:
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
(kết hợp trong giờ)
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Xác định được có sự biến đổi (tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. - Dựa vào quan sát TN, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. GV tổng kết (10p) | ||
⇒ Đặt vấn đền: GV nêu mục đích của tiết ôn tập. - GV: Từ đầu kì II, chúng ta đã học những nội dung chính nào? - GV: Kết luận. Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm. |
- HS: Hoạt động cá nhân trả lời. | I. Hệ thống lý thuyết.
*Điện từ học: 1. Dòng điện xoay chiều. 2. Truyền tải điện năng. 3. Máy biến thế. *Quang học: 4. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 5. Thấu kính hội tụ. 6. Thấu kính phân kì. 7. Sự tạo ảnh trên phim. 8. Mắt – Mắt cận – Mắt lão. 9. Kính lúp. 10. ánh sáng trắng và ánh sáng màu. 11. Sự phân tích ánh sáng trắng. 12. Sự trộn các ánh sáng màu. 13. Màu sắc các vật. 14. Các tác dụng của ánh sáng. 15. ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. *Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: 16. Định luật bảo toàn năng lượng. 17. Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thuỷ điện. 18. Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân. |
Hoạt động 2: Làm một số bài vận dụng. (30p) | ||
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 22, 23, 25 SGK/ 152. - GV: Gọi HS lên bảng trình bày. - GV: Chuẩn hoá kiến thức. - GV: Ghi bảng nội dung bài tập về truyền tải điện năng. Bài tâp: Từ một nguồn điện có hiệu điện thế U1= 2 500V, điện năng được truyền bằng dây dẫn đến nơi tiêu thụ. Biết điện trở dây dẫn R = 10Ω và công suất của nguồn P = 100kW. Hãy tính: a, Công suất hao phí trên đường dây. b, Hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ. c, Khi đến nơi tiêu thụ người ta cần lắp đặt một trạm biến áp để giảm áp từ hiệu điện thế tính được ở trên xuống còn 220V. Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp? Biết cuộn sơ cấp của máy biến áp có số vòng dây N1 = 24993 vòng. - GV: Hướng dẫn. - GV: Chuẩn hoá kiến thức. |
- HS: Làm bài tập 22, 23, 25 SGK/ 152. - HS: Theo dõi, nhận xét. Bài 25: (SGK/152) a, Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc đỏ, ta thấy ánh sáng màu đỏ. b, Nhìn ngọn đèn dây tóc qua tấm lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu lam. c, Chập 2 kính lọc màu với nhau rồi nhìn ngọn đèn dây tóc nóng sáng, ta thấy ánh sáng có màu đỏ sẫm. Đó không phải là sự trộn ánh sáng đỏ với ánh sánh lam. Mà là ta thu được phần còn lại của chùm sáng trắng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mội kính lọc đỏ hoặc lam có thể cản được. - HS: Giải bài tập trên. Bài tập: Công suất hao phí trên đường dây: Php = (0,5 điểm) b) Hiệu điện thế nơi tiêu thụ: (0,5 điểm) + Hiệu điện thế hao phí trên đường dây tải điện: Uhp = + Hiệu điện thế nơi tiêu thu: U1’ = U1 - Uhp = 2500 - 400 = 2100 (V) c) Số vòng dây của cuộn thứ cấp: (vòng) |
II. Vận dụng.
Bài 22: (SGK/152) a, b, A’B’ là ảnh ảo. c, A F BO và AI là hai đường chéo của hình chữ nhật ABIO. B’ là giao điểm của hai đường chéo đó. A’B’ là đường trung bình của ABO OA’ = 1/2 OA = 10cm Vậy ảnh nằm cách thấu kính 10cm. Bài 23: (SGK/152) a, b, AB = 40cm; OA =120 cm; OF = 8cm Vì OI = AB nên: Từ (1) và (2) suy ra: Thay số ta được: Vậy ảnh cao 2,86cm |
3. Củng cố: (2p)
- GV: Nhấn mạnh những nội dung trong tâm.
4. Hướng dẫn về nhà: (1p)
- Ôn tập toàn bộ các kiến thức đã học.
- Xem lại bài tập đã chữa để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
- Nhận xét giờ học.