Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

a. Cần cù

- Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ.

- Biểu hiện của cần cù trong lao động:

+ Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

b. Sáng tạo

- Sáng tạo trong lao động là luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.

- Biểu hiện của sáng tạo trong lao động:

+ Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.

+ Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

- Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người:

+ Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Được yêu quý, tôn trọng.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Giáo sư Đặng Văn Ngữ chế tạo ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên (tranh minh họa)

3. Thực hiện lao động cần cù, sáng tạo

- Rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, công dân - học sinh cần:

+ Chủ động học tập, lao động.

+ Yêu quý lao động, khiêm tốn tìm hiểu, học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động.

+ Phê phán những biểu hiện lười biếng, ỷ lại trong học tập, lao động.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác: