Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn

- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại thường xảy ra trong đời sống là:

+ Nổ súng, nổ bom, nổ mìn, nổ pháo; nổ bình ga;….

+ Cháy nhà, cháy rừng;…

+ Ngộ độc thuốc trừ sâu, thuỷ ngân;..

- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:

+ Bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh và việc tàng trữ, sử dụng. buôn bán, vận chuyển trái phép bom, mìn, vũ khí, đạn, pháo.

+ Cách bảo quản hoá chất và sử dụng hoá chất độc hại,... không đúng quy định.

+ Vứt tàn thuốc lá bừa bãi; chập điện; hàn, khò các vật liệu dễ cháy; đốt hương (nhang), vàng mã; sang chiết ga,... không an toàn.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Để đồ vật, chất dễ cháy gần thiết bị điện là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn cháy, nổ

2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại

- Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:

+ Tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng.

+ Thiệt hại về tài sản, kinh tế của cá nhân, gia đình, xã hội.

+ Gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Ngộ độc thực phẩm gây tổn hại đến sức khỏe của con người

3. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta quy định:

+ Nghiêm cấm các hành vi sản xuất, chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, thu gom, chiếm đoạt, sử dụng hoặc mua bán trái phép các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại.

+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước mới được phép giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại.

+ Cá nhân, tổ chức, cơ quan có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận, đồng thời, đảm bảo đủ các phương tiện cần thiết và tuân thủ quy định về an toàn.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Cấm tàng trữ, vận chuyển vũ khí, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ

4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền và nhắc nhở cho người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác: