Trắc nghiệm GDCD 8 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Lao động cần cù, sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 8.
Trắc nghiệm GDCD 8 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Lao động cần cù, sáng tạo
Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập?
A. Bạn H thường lập đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy.
B. Bạn V tìm nhiều cách khác nhau để giải bài toán mà cô giáo giao.
C. Bạn T ỷ lại vào các bạn khi thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm.
D. Bạn A thường trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp.
Câu 2. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?
A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.
B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.
C. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.
D. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được.
Câu 3. Câu ca dao dưới đây phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của nhân dân Việt Nam?
“Của đời cha mẹ để cho,
Làm không, ăn có, của kho cũng rồi.
Muốn no thì phải chăm làm,
Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi”
A. Tinh thần hiếu học.
B. Lao động cần cù.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lao động sáng tạo.
Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất?
A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
C. Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.
D. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
Câu 5. Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ
A. bị những người xung quanh xa lánh.
B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
C. được mọi người yêu quý và tôn trọng.
D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.
Câu 6. “Sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lao động cần cù.
B. Lao động sáng tạo.
C. Làm việc hăng say.
D. Làm việc hiệu quả.
Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động?
A. Chịu khó mới có mà ăn.
B. Thất bại là mẹ thành công.
C. Thua keo này, bày keo khác.
D. Thắng không kiêu, bại không nản.
Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Chị M và C đều là công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên quan sát, suy nghĩ và phát hiện ra điểm hạn chế trong dây chuyền. Chị M đã đề xuất ý tưởng cải tiến quy trình làm việc với Tổ trưởng (anh P) và được anh P hưởng ứng, khen ngợi và bổ sung thêm để hoàn thiện ý tưởng. Trái lại, chị C cho rằng: công nhân chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được phân công, không nên đề xuất gì thêm để khỏi ảnh hưởng kết quả chung của cả dây chuyền.
Câu hỏi: Nhân vật nào trong tình huống trên đã có ý thức sáng tạo trong lao động?
A. Chị M.
B. Anh C.
C. Chị M và chị C.
D. Chị M và anh P.
Câu 9. Câu ca dao nào dưới đây muốn phê phán thái độ lười biếng trong lao động?
A. “Rủ nhau đi cấy đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”.
B. “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
C. “Ăn no rồi lại nằm khoèo/ Nghe tiếng trống chèo bế bụng ra xem”.
D. “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
Câu 10. Sự cần cù, chăm chỉ trong lao động được thể hiện thông qua hành vi nào sau đây?
A. Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.
B. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả.
C. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân.
D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao hiệu quả lao động.
Câu 11. Sáng tạo trong lao động được hiểu là
A. kiên quyết duy trì nếp cũ, không chịu đổi mới phương thức làm việc.
B. sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ.
C. chủ động cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
D. sự chăm chỉ, kiên trì; thái độ tích cực, lạc quan vươn lên trong cuộc sống.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?
A. Suy giảm năng suất và chất lượng lao động của con người.
B. Nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng đất nước.
C. Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân.
D. Nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh.
Câu 13. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự sáng tạo trong lao động?
A. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả.
B. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân.
C. Duy trì nếp cũ, e ngại việc cải tiến phương pháp làm việc.
D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động.
Câu 14. Trong tình huống dưới đây, nhân vật nào chưa có ý thức sáng tạo trong lao động?
Tình huống. Anh K và chị X được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh K đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị X không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.
A. Anh K.
B. Chị X.
C. Anh K và chị X.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 15. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A. V rất năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp học trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với V, lại thường xuyên chơi điện tử trong giờ học trực tuyến. Khi V góp ý, thì M nói rằng: “Mình thấy cậu tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà”.
Câu hỏi: Bạn học sinh nào trong tình huống trên chưa cần cù, sáng tạo trong học tập?
A. Bạn V.
B. Bạn M.
C. Cả hai bạn V và M.
D. Không có bạn học sinh nào.