Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phổ biến

- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: bom, mìn nổ, bình ga nổ, nhiễm chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ ngân,...

- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Vũ khí: Cưa bom mìn, sử dụng vũ khí tự chế,...

+ Cháy, nổ: Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt, chập điện, sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,..

+ Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm; kim loại nặng lẫn trong thực phẩm, thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu...

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả: Ảnh hưởng đến sức khỏe thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội; ô nhiễm môi trường; chết người;...

3. Quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Đối với tai nạn bom, mìn: Không cưa, đục, mở, tháo chốt.

+ Đối với tai nạn phòng cháy, chữa cháy: Trang bị các phương tiện chữa cháy, kiểm tra, khắc phục kịp thời nguy cơ cháy, nổ.

+ Đối với tai nạn ngộ độc thực phẩm: Thực hiện việc ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng phẩm màu, hoá chất, phụ gia độc hại trong bảo quản, sản xuất và chế biến thực phẩm.

- Học sinh phải tích cực phòng ngừa và chủ động nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại,…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác: