Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1. Khái niệm lao động và vai trò của lao động đối với đời sống con người

a. Khái niệm

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

b. Vai trò của lao động đối với đời sống con người

- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người

- Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

2. Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động công dân

- Theo quy định của pháp luật:

+ Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội.

+ Công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển đất nước.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

3. Một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên

- Theo quy định của pháp luật:

+ Cấm nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo luật định).

+ Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hoá chất độc hại, có môi trường lao động không phù hợp cho sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên khi tham gia hợp đồng lao động

a) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động

- Theo quy định của pháp luật:

+ Người lao động có quyền: làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, không bị cưỡng bức lao động; được hưởng lương phù hợp với trình độ, được gia nhập các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động...

+ Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỉ luật lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động

- Theo quy định của pháp luật:

+ Người sử dụng lao động có quyền: tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động, khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động, đóng cửa tạm thời nơi làm việc...

+ Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

3. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh cần phải tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng.

- Biết đánh giá, phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động; phê phán những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: