Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

1. Bạo lực gia đình - các hình thức và hậu quả

a. Khái niệm

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình (tranh minh họa)

b. Hình thức

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.

- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

- Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

c. Hậu quả

- Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội

- Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình khiến rạn nứt, tan vỡ hạnh phúc gia đình

2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Việc phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và một số văn bản luật khác, như: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em hiện hành,...

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

3. Cách phòng, chống bạo lực gia đình

- Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta cần:

+ Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình;

+ Kiềm chế cảm xúc tiêu cực;

+ Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

- Khi xảy ra bạo lực gia đình:

+ Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ.

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

- Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình:

+ Nên thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy; nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hoà giải,...

+ Không nên: giấu giếm, bao che cho đối phương; tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhờ sự trợ giúp của lực lượng chức năng khi xảy ra bạo lực gia đình

4. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh cần phê phán, đấu tranh chống những hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng bằng những thái độ và hành động phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

Lý thuyết GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: