Trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Bảo vệ lẽ phải


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 8.

Trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Bảo vệ lẽ phải

Câu 1. “Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lẽ phải.

B. Luân lí.

C. Lí tưởng.

D. Đạo đức.

Câu 2. Câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” đã phản ánh về vấn đề gì?

A. Thay đổi để thích nghi.

B. Bảo vệ lẽ phải.

C. Dũng cảm, kiên cường.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.

C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.

D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 4. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về việc bảo vệ lẽ phải?

A. Gió chiều nào theo chiều ấy.

B. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

C. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.

D. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

Câu 5. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.

B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.

D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 6. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ

A. được mọi người yêu mến, quý trọng.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. nhận được nhiều lợi ích vật chất.

D. bị mọi người xung quanh lợi dụng.

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.

B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.

C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.

D. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 8. Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.

B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.

C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.

D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.

Câu 9. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.

B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.

C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.

D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra.

Câu 10. Do nghi nhờ K nói xấu mình, nên C bàn với T: sau giờ học sẽ chặn đường để “xử lí” K. Nếu là bạn cùng lớp với K, C, T và vô tình biết được ý định của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời xử lí.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.

C. Rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng đi xem, cổ vũ C và T.

D. Không cổ vũ C và T nhưng cũng không can ngăn hai bạn.

Câu 11. Sắp tới giờ kiểm tra môn Vật lí, bạn V rất lo lắng vì V hôm qua mải xem ti vi nên không ôn lại bài. V thổ lộ với M (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.

B. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của V.

C. Khuyên V nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.

D. Đợi lúc bạn V mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.

Câu 12. Trong tình huống sau đây, bạn học sinh nào đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

Tình huống. Bạn Đ là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, Đ đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được Đ góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “Đ đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.

A. Bạn K.

B. Bạn Đ.

C. Hai bạn K và Đ.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 13. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. H và A là bạn thân. Dạo gần đây, H bỏ bê học tập, có lần còn trốn học đi chơi. A biết sự việc nhưng coi như không biết gì. Khi cô giáo chủ nhiệm hỏi về tình hình của H, bạn A đã trả lời “Em không biết ạ!”.

Câu hỏi: Thái độ và hành động của bạn A trong tình huống trên đã cho thấy điều gì?

A. Bạn A có tấm lòng yêu thương, giúp đỡ H.

B. Bạn A chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

C. Bạn A là người biết giữ chữ tín và tốt bụng.

D.  Bạn A quan tâm, chia sẻ khó khăn với bạn H.

Câu 14. Bà X mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà X đã lén lút nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Hôm nào bán không hết, hàng tồn kho nhiều, bà X còn tẩm ướp các chất độc hại để bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.

B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà X.

C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.

D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.

Câu 15. Trong tình huống dưới đây, bạn học sinh nào đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

Tình huống. Gần đây, H thường trốn học để đi chơi điện tử. Nhiều lần H rủ bạn thân là K và T đi cùng nhưng K, T không đi. K khuyên H không nên trốn học đi chơi nhưng H không nghe. Trong khi đó, T không khuyên ngăn gì H mà còn nói với K rằng: “Việc ai nấy làm, cậu góp ý làm gì cho mất lòng”.

A. Bạn H.

B. Bạn K.

C. Bạn T.

D. Bạn H và T.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: