Trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Xác định mục tiêu cá nhân
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 8.
Trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 1. “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Mục tiêu cá nhân.
B. Kế hoạch cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân.
Câu 2. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm:
A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
Câu 3. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?
A. Thời gian thực hiện.
B. Năng lực thực hiện.
C. Lĩnh vực thực hiện.
D. Khả năng thực hiện.
Câu 4. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn?
A. Lĩnh vực thực hiện.
B. Khả năng thực hiện.
C. Năng lực thực hiện.
D. Thời gian thực hiện.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân?
A. Giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống.
B. Giúp mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.
C. Giúp mỗi cá nhân thu được nhiều lợi ích vật chất.
D. Giúp mỗi cá nhân có động lực hoàn thiện bản thân.
Câu 6. Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?
A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
Câu 7. “Mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình” - đó là nội dung của tiêu chí nào khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Cụ thể.
B. Đo lường được.
C. Có thể đạt được.
D. Có thời hạn cụ thể.
Câu 8. Tiêu chí “thực tế” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?
A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
Câu 9. “Mục tiêu phải khả thi” - đó là nội dung của tiêu chí nào khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Cụ thể.
B. Đo lường được.
C. Có thể đạt được.
D. Có thời hạn cụ thể.
Câu 10. Tiêu chí “có thời hạn cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?
A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Cụ thể.
B. Đo lường được.
C. Có thể đạt được.
D. Không có thời hạn.
Câu 12. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?
A. 6 bước.
B. 7 bước.
C. 8 bước.
D. 9 bước.
Câu 13. Cho các dữ liệu sau:
(1) Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu
(2) Cam kết thực hiện kế hoạch
(3) Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi
(4) Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết
(5) Ưu tiên công việc cần thực hiện trước
(6) Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân
Câu hỏi: Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
A. (3) => (2) => (1)=> (5) => (4) => (6).
B. (1) => (5) => (4) => (6) => (3) => (2).
C. (3) => (2) => (5) => (4) => (1) => (6).
D. (1) => (2) => (3) => (4) => (5) => (6).
Câu 14. Bạn S (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu sự nghiệp.
D. Mục tiêu tài chính.
Câu 15. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Đầu năm học, C quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. C đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, C thực hiện rất tốt, nhưng sau đó C chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. C tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến C không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, C có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
Câu hỏi: Nếu là bạn thân của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Khuyên C kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
C. Khuyên C từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Trách móc, phê bình C gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.