Giải GDCD 9 trang 24 Chân trời sáng tạo


Với lời giải GDCD 9 trang 24 trong Bài 4: Khách quan và công bằng Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 24.

Giải GDCD 9 trang 24 Chân trời sáng tạo

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công".

Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.

Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật trong các trường hợp trên?

Trả lời:

- Trường hợp 1. Anh C đã có thái độ và lời nói thiếu khách quan trong việc nhìn nhận, đánh giá về anh N. Biểu hiện cụ thể ở việc: anh C đã đưa ra những nhận xét mang tính định kiến, theo cảm tính cá nhân của mình về anh N

- Trường hợp 2. Ông T có thái độ và hành động thiếu công bằng, khi ông đã đối xử thiên vị giữa con trai và con gái.

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công".

Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.

Em sẽ góp ý như thế nào với những biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong các trường hợp trên một cách phù hợp nhất?

Trả lời:

- Trường hợp 1. Em sẽ góp ý với anh C rằng:

+ Mỗi người có một đường đi riêng trong cuộc sống và không nên đánh giá người khác dựa trên quá khứ của họ. Anh N có thể đã là một học sinh nghịch ngợm trong quá khứ, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ấy không thể thành công trong tương lai.

+ Đôi khi, những người từng có hành vi nghịch ngợm trong tuổi trẻ lại có tiềm năng lớn và có thể trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực mà họ yêu thích.

=> Vì vậy, anh C hãy mở lòng ra và đánh giá mỗi người dựa trên những gì họ đang làm và đạt được hiện tại, chứ không phải dựa trên quá khứ của họ.

- Trường hợp 2. Em sẽ góp ý với ông T rằng: ông T nên cân nhắc việc dành thời gian và tình cảm cho cả con trai và con gái một cách công bằng hơn.

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công".

Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.

Theo em, làm thế nào để thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày?

Trả lời:

Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần:

+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải;

+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh;

+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.

Lời giải GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: