Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam


Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

I. Nội dung cơ bản một số luật quốc phòng và an ninh

1. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh

- Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 bao gồm 8 Chương, 47 Điều.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Luật giáo dục QP và AN năm 2013

- Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Điều 4).

- Công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh (Trích Điều 7).

- Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề: Là môn học chính khóa; bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam, có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc (Trích Điều 11).

2. Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014 bao gồm 7 Chương, 51 Điều.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng (Điều 1).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

- Vị trí, chức năng của sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao (Điều 2).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Quân đội thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao

- Sĩ quan có nghĩa vụ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước (Trích Điều 26).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Quân đội diễn tập sẵn sàng chiến đấu

- Trách nhiệm của sĩ quan:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình;

+ Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao, bảo đảm cho đơn vị sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kì hoàn cảnh, điều kiện nào (Trích Điều 27).

3. Luật Công an nhân dân

- Luật Công an nhân dân năm 2018 bao gồm7 Chương, 46 Điều.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bộ luật Công an nhân dân

- Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 3).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Các chiến sĩ công an đang thực hiện nhiệm vụ

- Chức năng của Công an nhân dân.

+ Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Trích Điều 15).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Các chiến sĩ cảnh sát cơ động đang trấn áp tội phạm

- Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước, trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân (Trích Điều 31).

- Hệ thống cấp hàm sĩ quan Công an nhân dân gồm: Cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

II. Phấn đấu trở thành sĩ quan quân đội và công an nhân dân

1. Tiêu chuẩn

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ và tuổi đời.

- Ngoài ra, nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ trong quân đội gồm:

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

+ Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức hay khác: