Hai acid HA và HB cùng nồng độ ban đầu là 0,5 M
Hai acid HA và HB cùng nồng độ ban đầu là 0,5 M, phân li trong nước theo các cân bằng:
Giải Hóa 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học - Cánh diều
Câu hỏi 7 trang 10 Hoá học 11: Hai acid HA và HB cùng nồng độ ban đầu là 0,5 M, phân li trong nước theo các cân bằng:
HA ⇌ H+ + A-
HB ⇌ H+ + B-
Với các hằng số cân bằng (hay gọi là hằng số phân li acid) tương ứng là KC(HA) = 0,2 và KC(HB) = 0,1. Tính nồng độ H+ của mỗi dung dịch acid. Rút ra kết luận về mối liên hệ giữa độ mạnh của acid với độ lớn của hằng số phân li acid. Biết rằng acid càng mạnh khi càng dễ tạo ra H+.
Lời giải:
- Tính nồng độ H+ của dung dịch acid HA:
Ta có: HA ⇌ H+ + A-
Ban đầu: 0,5 0 0 M
Phản ứng: x x x M
Cân bằng: (0,5 – x) x x M
KC(HA) = 0,2 ⇒
⇒ x2 + 0,2x - 0,1 = 0
⇒ x = 0,231 (thoả mãn).
- Tính nồng độ H+ của dung dịch acid HB:
Ta có: HB ⇌ H+ + B-
Ban đầu: 0,5 0 0 M
Phản ứng: y y y M
Cân bằng: (0,5 – y) y y M
KC(HB) = 0,1 ⇒
⇒ y2 + 0,1y – 0,05 = 0
⇒ y = 0,179 (thoả mãn).
Nhận xét:
Hằng số phân li acid càng lớn, acid càng mạnh.
Lời giải bài tập Hóa học 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học hay khác:
Câu hỏi 1 trang 7 Hóa học 11: Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch mà em biết ....
Luyện tập 1 trang 7 Hóa học 11: Phản ứng thuận nghịch có xảy ra hoàn toàn được không? Vì sao? ....
Câu hỏi 4 trang 8 Hóa học 11: Vì sao giá trị là một hằng số ở nhiệt độ xác định? ....