Giải Hóa học 11 trang 45 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Hóa 11 trang 45 trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate Hóa học lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 45.

Giải Hóa học 11 trang 45 Cánh diều

Thí nghiệm 1 trang 45 Hoá học 11: Tính oxi hoá của dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặc

Chuẩn bị: Kim loại đồng dạng mảnh hoặc sợi, dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặc, ống nghiệm, bông tẩm kiềm, đèn cồn.

Tiến hành:

• Cho mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch sulfuric acid loãng. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

• Cho mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm thứ hai. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch sulfuric acid đặc. Nút bông tẩm kiềm vào miệng ống nghiệm. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng và giải thích. Viết phương trình hoá học minh hoạ, xác định vai trò của các chất khi phản ứng xảy ra.

Lời giải:

Hiện tượng:

- Ống nghiệm 1: Không thấy xuất hiện hiện tượng gì.

- Ồng nghiệm 2: Mảnh đồng tan dần, có khí không màu thoát ra, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh.

Phương trình hoá học:

2H2S+6O4aq + Cu0s toCu+2SO4aq + 2H2Ol + S+4O2g

Trong phản ứng, số oxi hoá của sulfur giảm từ +6 xuống +4 nên H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hoá; số oxi hoá của Cu tăng từ 0 lên +2 nên Cu đóng vai trò là chất khử.

Thí nghiệm 2 trang 45 Hoá học 11: Tính háo nước và tính oxi hoá của dung dịch sulfuric acid đặc

Chuẩn bị: Đường kính hoặc bột gạo hay bột mì, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, chậu thuỷ tinh rộng, ống nhỏ giọt, dung dịch sulfuric acid đặc.

Tiến hành: Đặt cốc thuỷ tinh vào chậu thuỷ tinh. Cho một thìa nhỏ đường kính, hoặc bột gạo, hoặc bột mì vào cốc. Nhỏ từ từ vài mL dung dịch sulfuric acid đặc vào cốc.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Chú ý an toàn: Cẩn thận khi sử dụng dung dịch sulfuric acid.

Lời giải:

- Hiện tượng: Đường kính hoặc bột gạo hay bột mì dần dần hoá than, có hiện tượng sủi bọt đẩy C trào ra ngoài cốc.

- Giải thích: Các hợp chất đường kính, bột gạo hay bột mì … (công thức tổng quát có dạng Cn(H2O)m) bị than hoá do phản ứng tạo ra carbon. Một phần carbon sinh ra tiếp tục bị oxi hoá bởi acid tạo thành khí, đẩy carbon trào ra ngoài cốc.

- Phương trình hoá học:

Cn(H2O)m(s) H2SO4 nC(s) + mH2O(l)

C(s) + 2H2SO4 (aq) → CO2(g) + 2SO2(g) + 2H2O(l).

Luyện tập 1 trang 45 Hoá học 11: Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng giữa dung dịch sulfuric acid loãng, dư với lần lượt từng chất sau: kẽm (zinc), zinc oxide, barium hydroxide, sodium carbonate.

Lời giải:

Các phương trình hoá học xảy ra:

Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g);

ZnO(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2O(l);

Ba(OH)2(aq) + H2SO4(aq) → BaSO4(s) + 2H2O(l);

Na2CO3(aq) + H2SO4(aq) → Na2SO4(aq) + CO2(g) + H2O(l).

Lời giải bài tập Hóa học 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: