X

Trắc nghiệm Hóa 11 Cánh diều

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4: Đơn chất nitrogen - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4: Đơn chất nitrogen có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11.

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4: Đơn chất nitrogen - Cánh diều

Câu 1: Khí nào sau đây trong không khí chiếm thể tích lớn nhất?

A. Oxygen.                          

B. Nitrogen.                         

C. Ozone.                             

D. Argon.

Câu 2: Tính chất nào sau đây của nitrogen không đúng?

A. Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí.         

B. Nitrogen tan rất ít trong nước.

C. Nitrogen không duy trì sự cháy và sự hô hấp.  

D. Nitrogen nặng hơn không khí.

Câu 3: Số oxi hoá thấp nhất và cao nhất của nguyên tử nitrogen lần lượt là

A. 0 và +5.                           

B. -3 và 0.                             

C. -3 và +5.                          

D. -2 và +4.

Câu 4: Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là

A. NO.                                 

B. N2O.                               

C. NH3.                               

D. NO2

Câu 5: Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen có hai đồng vị bền là  N714 (99,63%) N7150,37%. Nguyên tử khối trung bình của nitrogen gần nhất với

A. 14,000.                            

B. 14,004.                            

C. 14,037.                            

D. 14,063.

Câu 6: Nhận định nào sau đây về phân tử nitrogen là đúng?

A. Có ba liên kết đơn bền vững.

B. Chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hoá là -3.

C. Có liên kết cộng hoá trị có cực.

D. Thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

Câu 7: Trong nghiên cứu, khí nitrogen thường được dùng để tạo bầu khí quyển trơ dựa trên cơ sở nào?

A. Nitrogen có tính oxi hoá mạnh.                       

B. Nitrogen rất bền với nhiệt.

C. Nitrogen khó hoá lỏng.     

D. Nitrogen không có cực.

Câu 8: Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen:

A. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.                

B. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

D. chiếm khoảng 20% thể tích không khí.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây về đơn chất nitrogen (N2) là không đúng?

A. Dù phân tử N2 có tính kém hoạt động hoá học, nhưng vẫn hoạt động hoá học mạnh hơn chlorine, Cl2.

B. Đơn chất nitrogen không phản ứng với hydrogen, oxygen ở điều kiện thường.

C. Do có nhiệt độ rất thấp nên nitrogen lỏng được sử dụng bảo quản một số loại mẫu vật.

D. Trong bầu khí quyển, khi có sấm chớp, khí nitrogen tạo các nitrogen oxide, là một nguyên nhân làm cho nước mưa có tính acid.

Câu 10: Khí nitrogen tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do:

A. Nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.

B. Nguyên tử nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitrogen.

C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitrogen còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.

D. Trong phân tử N2 có liên kết ba bền.

Câu 11: Một oxide X của nitrogen trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của X là

A. NO.                                 

B. NO2.                                

C. N2O.                                

D. N2O4.

Câu 12: Cho năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn: EH-H = 436 kJ/mol; EN-H = 391 kJ/mol; EN≡N = 945 kJ/mol và phản ứng điều chế NH3:

N2 + 3H2 2NH3

Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của NH3 (g) là

A. 46,5 kJ/mol.

B. 93 kJ/mol.                 

C. -46,5 kJ/mol.          

D. -93 kJ/mol.

Câu 13: Để điều chế 3 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 20% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là

A. 12 lít.                               

B. 10 lít.                               

C. 8 lít.                                 

D. 7,5 lít.

Câu 14: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitrogen?

(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC)

(b) Cấu tạo phân tử nitrogen là NN

(c) Tan nhiều trong nước

(d) Nặng hơn khí oxygen

(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitrogen nguyên tử.

A. (a), (c), (d).               

B. (a), (b).                     

C. (c), (d), (e).               

D. (b), (c), (e).

Câu 15: Cho cân bằng hoá học: N2(g) + 3H2(g) xt,to,p 2NH3(g). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi

A. thay đổi áp suất của hệ.                                                                 

B. thay đổi nồng độ N2.

C. thay đổi nhiệt độ.                                        

D. thêm chất xúc tác Fe.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác: