Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1 M)
Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1 M): aluminium chloride, zinc nitrate, copper(II) sulfate, lead(II) nitrate.
Giải Hóa 12 Bài 14: Tính chất hoá học của kim loại - Cánh diều
Bài 1 trang 99 Hóa học 12: Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1 M): aluminium chloride, zinc nitrate, copper(II) sulfate, lead(II) nitrate.
a) Trường hợp nào có phản ứng tạo thành kim loại? Nêu vai trò của mỗi chất tham gia phản ứng.
b) Viết các phương trình hoá học của phản ứng ở dạng ion thu gọn.
Lời giải:
a) Ta có: = −0,44 V; = −1,676 V; = −0,763 V; = 0,34 V; = −0,126 V.
Như vậy sắt có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn của đồng và chì.
Trường hợp có phản ứng tạo thành kim loại là:
+ Cho đinh sắt vào dung dịch copper(II) sulfate. Khi đó sắt (Fe) đóng vai trò là chất khử, copper(II) sulfate (CuSO4) đóng vai trò là chất oxi hóa.
+ Cho đinh sắt vào dung dịch lead(II) nitrate. Khi đó sắt (Fe) đóng vai trò là chất khử, lead(II) nitrate (Pb(NO3)2) đóng vai trò là chất oxi hóa.
b) Phương trình hoá học ở dạng ion thu gọn.
Fe(s) + Cu2+(aq) ⟶ Fe2+(aq) + Cu(s)
Fe(s) + Pb2+(aq) ⟶ Fe2+(aq) + Pb(s)
Lời giải Hóa 12 Bài 14: Tính chất hoá học của kim loại hay khác:
Luyện tập 1 trang 96 Hóa học 12: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa kim loại kẽm ....
Thí nghiệm 1 trang 96 Hóa học 12: Kim loại tác dụng với oxygen trong không khí ....
Luyện tập 2 trang 97 Hóa học 12: Cho = −2,925 V, = 0,854 V ....
Thí nghiệm 2 trang 97 Hóa học 12: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối ....