Lý thuyết Hóa học 12 Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Hóa 12 Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa 12 Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Cánh diều
I. Sự hình thành phức chất aqua của kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
- Khi tan trong nước, muối của các kim loại chuyển tiếp phân li thành các ion. Sau đó, cation kim loại chuyển tiếp (Mn+) thường nhận các cặp electron hoá trị riêng từ các phân tử H2O để hình thành các liên kết cho – nhận, tạo ra phức chất aqua.
- Phương trình tổng quát:
Với:
+ n là giá trị điện tích của cation kim loại M.
+ m là số phối tử H2O.
+ [M(OH2)m]n+ là công thức tổng quát của phức chất aqua của Mn+.
- Ví dụ: Khi cho copper(II) sulfate vào nước thì hình thành phức chất bát diện với các phối tử là 6 phân tử H₂O. Theo phương trình:
Cu2+(aq) + 6H2O(l) → [Cu(OH2)6]2+(aq)
II. Dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất trong dung dịch
Các phản ứng tạo thành phức chất thường có một số dấu hiệu dễ quan sát như: sự biến đổi màu sắc (phổ biến nhất), sự hoà tan, sự kết tủa …
Ví dụ:
Quá trình |
Dấu hiệu tạo thành phức chất |
Sản phẩm |
Cho nước vào ống nghiệm chứa khan, màu trắng. |
Chất rắn màu trắng bị hoà tan, tạo thành dung dịch có màu xanh. |
|
Thêm tiếp vài giọt dung dịch ammonia. |
Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt. |
|
Thêm tiếp ammonia đến dư |
Kết tủa màu xanh nhạt bị hoà tan, dung dịch chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh lam. |
|
III. Phản ứng thay thế phối tử trong phức chất
- Ở những điều kiện phù hợp, các anion và phân tử như OH-, X- (halide), NH3 … có thể trở thành phối tử để thay thế một, một số hoặc tất cả các phối tử trong phức chất.
- Sự thay thế phối tử thường tạo thành phức chất bền hơn so với phức chất ban đầu.
Ví dụ:
[Ni(OH2)6]2+(aq) + 6NH3(aq) → [Ni(NH3)6]2+ (aq) + 6H2O (l)
IV. Ứng dụng của phức chất
Ứng dụng dựa vào phản ứng tạo phức chất |
Xác định hàm lượng cation kim loại chuyển tiếp trong dung dịch |
Hấp thụ và loại bỏ các cation kim loại nặng, độc ra khỏi cơ thể ở dạng phức chất |
|
Ứng dụng dựa vào đặc điểm, tính chất của phức chất |
Làm vật liệu, chất tạo màu trong sản xuất |
Làm thuốc, chất dinh dưỡng |
|
Làm chất chỉ thị màu cho các quá trình phản ứng, xúc tác cho một số phản ứng |