Vị trí khớp nối của ống thép dễ bị ăn mòn hơn so với phần còn lại
Vị trí khớp nối của ống thép dễ bị ăn mòn hơn so với phần còn lại. Tìm hiểu để giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên.
Giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Cánh diều
Vận dụng 2 trang 108 Hóa học 12: Vị trí khớp nối của ống thép dễ bị ăn mòn hơn so với phần còn lại. Tìm hiểu để giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên.
Lời giải:
Khớp nối của ống thép là hợp kim của sắt có thành phần chính là sắt và carbon. Ở vị trí khớp nối này có khe hở làm cho nước mưa hoặc hơi nước trong không khí dễ dàng tích tụ ở đó nhiều hơn so với các vị trí còn lại của ống thép. Lớp nước ở khe hở này đã hòa tan khí oxygen và khí carbon dioxide trong khí quyển tạo thành dung dịch chất điện li. Hợp kim của sắt tiếp xúc với dung dịch chất điện li bị ăn mòn điện hóa. Cụ thể sắt là anode và carbon là cathode.
Tại anode: Fe(s) ⟶ Fe2+(aq) + 2e
Tại cathode: O2(g) + H2O(l) + 2e ⟶ 2OH-(aq)
Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa bởi O2 trong không khí khi có mặt ion OH- tạo ra gỉ sắt màu nâu đỏ (thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O).
Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:
Luyện tập 1 trang 106 Hóa học 12: Lưỡi cưa là bộ phận chính của các dụng cụ cưa, xẻ ....
Câu hỏi 3 trang 106 Hóa học 12: Kể tên các đồ dùng, thiết bị được làm bằng thép mà em biết ....
Luyện tập 2 trang 110 Hóa học 12: Nêu các cách hạn chế sự ăn mòn đối với mái tôn ....
Thí nghiệm trang 111 Hóa học 12: Quan sát video thí nghiệm sau: ....
Bài 1 trang 112 Hóa học 12: Chỉ ra những điểm giống nhau giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ....
Bài 2 trang 112 Hóa học 12: Tấm tôn lợp nhà thường được làm từ vật liệu thép tráng kẽm ....