Ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm
Ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia. Hãy giải thích quá trình ăn mòn này.
Giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Chân trời sáng tạo
Bài tập 2 trang 90 Hóa học 12: Ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia. Hãy giải thích quá trình ăn mòn này.
Lời giải:
Giải thích quá trình ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm: Trong không khí ẩm, trên bề mặt gang, thép luôn có lớp nước mỏng đã hoà tan khí oxygen và carbon dioxide tạo thành dung dịch chất điện li. Sắt và các thành phần khác (chủ yếu là carbon) thành phần của gang, thép tiếp xúc với dung dịch đó, tạo nên vô số pin điện hoá rất nhỏ mà anode là sắt và cathode là carbon.
Ở anode, xảy ra quá trình oxi hoá: Fe(s) → Fe2+(aq) + 2e
Ở cathode, xảy ra quá trình khử: O2(g) + 2H2O(l) + 4e → 4OH-(aq)
Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá bởi oxygen không khí, tạo thành gỉ sắt có thành phần chính là Fe2O3.nH2O.
Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:
Thảo luận 1 trang 85 Hóa học 12: Hãy kể tên một số hợp kim thường gặp trong cuộc sống.....
Thảo luận 2 trang 86 Hóa học 12: Nêu một số ví dụ về tính chất của hợp kim mà em biết....
Thảo luận 3 trang 86 Hóa học 12: Hãy so sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép.....