Tiến hành Thí nghiệm 1, nêu hiện tượng xảy ra khi chưa nối dây dẫn điện và sau khi nối dây dẫn
Tiến hành Thí nghiệm 1, nêu hiện tượng xảy ra khi chưa nối dây dẫn điện và sau khi nối dây dẫn.
Giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Chân trời sáng tạo
Thảo luận 6 trang 88 Hóa học 12: Tiến hành Thí nghiệm 1, nêu hiện tượng xảy ra khi chưa nối dây dẫn điện và sau khi nối dây dẫn.
Lời giải:
Thí nghiệm 1 Ăn mòn điện hoá đối với sắt |
Hiện tượng |
Giải thích |
Nhúng thanh sắt và thanh đồng vào cốc chứa dung dịch H2SO4 0,5M. Dùng dây dẫn điện nối thanh sắt và thanh đồng với đèn led. |
Khi chưa nối dây dẫn điện, chỉ thấy xuất hiện bọt khí xung quanh thanh sắt (phần nhúng vào dung dịch H2SO4). |
Khi chưa nối dây dẫn điện, thanh sắt phản ứng với H2SO4 sinh ra khí H2 (hay thanh sắt bị ăn mòn hoá học): Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Thanh đồng không phản ứng với H2SO4 nên không xuất hiện bọt khí. |
Khi nối dây dẫn điện, thấy bọt khí thoát ra xung quanh cả 2 thanh kim loại (phần nhúng vào dung dịch H2SO4), đèn sáng. |
Khi nối dây dẫn điện, vừa xảy ra ăn mòn hoá học, vừa xảy ra ăn mòn điện hoá. + Ăn mòn hoá học: Sắt phản ứng với H2SO4 sinh ra H2 thoát ra trên bề mặt thanh sắt. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 + Ăn mòn điện hoá: Khi nối dây dẫn giữa thanh sắt với thanh đồng đã tạo thành 1 pin điện hoá, trong đó Fe là anode (cực âm), Cu là cathode (cực dương). Ở anode: Fe → Fe2+ + 2e Ở cathode: 2H+ + 2e → H2 Do đó, có H2 thoát ra trên bề mặt thanh đồng. |
Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:
Thảo luận 1 trang 85 Hóa học 12: Hãy kể tên một số hợp kim thường gặp trong cuộc sống.....
Thảo luận 2 trang 86 Hóa học 12: Nêu một số ví dụ về tính chất của hợp kim mà em biết....
Thảo luận 3 trang 86 Hóa học 12: Hãy so sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép.....