Giải Hóa học 12 trang 78 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học 12 trang 78 trong Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 78.

Giải Hóa học 12 trang 78 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 78 Hóa học 12: Hãy giải thích:

a) Tại sao tungsten (W) được dùng để làm dây tóc bóng đèn?

b) Tại sao lõi dây điện thường được làm từ kim loại đồng?

Lời giải:

a) Kim loại tungsten (W) chịu được nhiệt độ cao và có nhiệt độ nóng chảy cao nên được dùng để làm dây tóc bóng đèn.

b) Lõi dây điện được làm bằng đồng vì dẫn điện tốt, độ dẻo cao, giá thành phù hợp. Cụ thể:

- Nhiệm vụ của dây dẫn điện là truyền điện từ nguồn điện đến vật tiêu thụ điện để phục vụ đời sống con người nên lõi của nó phải là chất dẫn điện.

- Mặc dù vàng, bạc và đồng đều là chất dẫn điện tốt (tốt nhất là vàng, đến bạc rồi mới đến đồng) nhưng vàng và bạc là những kim loại quý hiếm nên đắt, còn đồng có nhiều hơn. Ngoài ra, đồng vừa dẻo, vừa dai nên dễ kéo thành những sợi nhỏ nhưng vẫn bền và giá thành rẻ hơn vàng, bạc nhiều.

Thảo luận 5 trang 78 Hóa học 12: Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm này.

Lời giải:

Thí nghiệm 1

Hiện tượng xảy ra

Vai trò các chất trong phản ứng

Sắt phản ứng với chlorine: Lấy sợi dây sắt cuốn thành hình lò xo. Dùng kẹp đốt hoá chất gắp dây sắt, nung nóng đỏ sợi dây sắt trên ngọn lửa đèn cồn, đưa nhanh vào bình chứa khí chlorine.

Dây sắt cháy trong khí chlorine tạo thành hỗn hợp có màu nâu đỏ.

2Fe0+3Cl022Fe+3Cl13

Trong phản ứng:

Fe đóng vai trò là chất khử; Cl2 đóng vai trò là chất oxi hoá.

Magnesium phản ứng với oxygen: Dùng kẹp đốt hoá chất gắp dây magnesium, đốt nóng trong không khí đến khi xuất hiện tia sáng thì ngừng đốt.

Sợi dây magnesium cháy mãnh liệt cho ngọn lửa sáng chói.

2Mg0+O022Mg+2O2

Trong phản ứng:

Mg đóng vai trò là chất khử; O2 đóng vai trò là chất oxi hoá.

Sắt phản ứng với lưu huỳnh: Lấy một thìa nhỏ bột sắt và một thìa nhỏ bột lưu huỳnh, trộn đều và cho vào ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện trong ống nghiệm thì ngừng đun, tắt đèn cồn.

Hỗn hợp cháy sáng, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Fe0+S0Fe+2S2

Trong phản ứng:

Fe đóng vai trò là chất khử; S đóng vai trò là chất oxi hoá.

Lời giải Hóa 12 Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: