Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 4.
Giải Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí
A/ Câu hỏi đầu bài
Khởi động trang 19 SGK Khoa học 4: Em hãy hít vào thật sâu, đặt bàn tay trước mũi và sau đó thở ra. Em cảm nhận được gì?
Trả lời:
+ Sau khi đặt bàn tay trước mũi và thở ra, em cảm nhận thấy có một luồng khí được thổi ra.
B/ Câu hỏi giữa bài
1. Không khí có ở đâu?
Câu hỏi khám phá trang 19 - 20 SGK Khoa học 4:
a. Thí nghiệm: “Bắt không khí”
Chuẩn bị: Túi ni lông tự hủy sinh học có kích thước bất kì, dây cao su.
Thực hiện: Mở miệng túi và hứng không khí ở bất kì vị trí nào trong lớp học. Sau đó, dùng dây cao su buộc kín miệng túi lại.
Thảo luận:
+ Không khí có trong túi không? Vì sao em biết?
+ Theo em, không khí có ở đâu?
b. Nhúng miếng mút xốp khô vào nước. Dùng tay bóp mạnh, em quan sát thấy hiện tượng gì (hình 3)? Giải thích?
c. Quan sát các hình sau và trả lời câu hỏi:
+ Nhờ có yếu tố nào trong môi trường mà cá vàng và giun đất hô hấp bình thường?
+ Các con vật đó lấy không khí từ đâu?
Trả lời:
a. Sau khi thực hiện thí nghiệm em nhận thấy:
+ Không khí có ở trong túi bởi chiếc túi căng phồng lên.
+ Theo em, không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.
b. Sau khi nhúng miếng mút xốp khô vào nước, dùng tay bóp mạnh, em quan sát thấy có bọt khí nổi lên. Theo em, có hiện tượng đó xảy ra bởi trong miếng mút xốp có chứa không khí, khi nhúng xuống nước và bóp mạnh không khí thoát ra tạo thành những bọt khí nổi lên trên mặt nước.
c.
+ Nhờ có không khí ở khắp nơi, xung quanh chúng ta (kể cả ở trong lòng đất và dưới nước) nên cá vàng và giun đất có thể hô hấp bình thường.
+ Các con vật đó lấy không khí từ đất và nước bởi trong đất và nước cũng có không khí.
Luyện tập trang 20 SGK Khoa học 4: Cùng thảo luận
+ Quan sát hình 6 và giải thích vì sao có bong bóng nổi lên khi nhúng chìm chai rỗng không đóng nắp vào trong nước.
+ Không khí còn có ở những đâu?
Trả lời:
+ Có bong bóng nổi lên khi nhúng chìm chai rỗng không đóng nắp vào trong nước bởi ban đầu trong chai rỗng có chứa không khí, khi đột ngột nhúng chai xuống nước thì áp suất của nước tràn vào trong chai, đẩy không khí ra ngoài tạo thành các bọt khí.
+ Không khí còn có ở trong những chỗ rỗng của vật.
2. Một số tính chất của không khí:
Câu hỏi khám phá trang 21 SGK Khoa học 4:
Thí nghiệm “Không khí có màu, mùi và vị không?”
Chuẩn bị: Một túi ni lông tự hủy sinh học, một cây tăm.
Thực hiện:
+ Hứng không khí bằng túi ni lông tự hủy sinh học và buộc miệng túi lại.
+ Dùng đầu nhọn của tăm châm thủng một lỗ trên túi như hình 7.
Thảo luận: Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
+ Ghé mặt vào gần lỗ thủng, dùng tay bóp nhẹ túi khí, em cảm nhận có hiện tượng gì?
+ Rút ra kết luận gì về màu sắc, mùi, vị của không khí. Em ngửi thấy mùi gì từ phần không khí thoát ra ở vị trí lỗ thủng trên túi? Đó có phải là mùi của không khí không?
Trả lời:
+ Ghé mặt vào gần lỗ thủng, dùng tay bóp nhẹ túi khí, em cảm nhận thấy có không khí bay ra từ chỗ thủng.
+ Sau khi thực hiện thí nghiệm em rút ra được kết luận: Không khí không có màu, không mùi và không vị.
Câu hỏi khám phá trang 21 SGK Khoa học 4: Quan sát hình dạng của các đồ vật đã được bơm đầy không khí, cho biết không khí có hình dạng cố định không?
Trả lời:
Sau khi quan sát hình dạng của các đồ vật được bơm đầy không khí trong các ảnh, em nhận thấy không khí không có hình dạng cố định mà nó có hình dạng theo vật chứa đựng nó.
Câu hỏi khám phá trang 22 SGK Khoa học 4:
Thí nghiệm: “Không khí có thể nén lại và dãn ra không?”
Chuẩn bị: Một bơm tiêm.
Thực hiện:
+ Kéo ruột bơm tiêm lên nấc cuối cùng để rút đầy không khí (hình 9a).
+ Bịt ngón tay vào đầu của vỏ bơm tiêm, đẩy ruột bơm tiêm vào hết cỡ (hình 9c).
Thảo luận:
+ Quan sát hiện tượng, sử dụng các từ “nén lại” và “dãn ra” để mô tả hiện tượng ở hình 9b và 9c.
+ Rút ra kết luận về các tính chất chung của không khí.
Trả lời:
+ Sau khi quan sát thí nghiệm, em thấy ở hình 9b không khí đang bị nén lại, ở hình 9c không khí được dãn ra.
+ Như vậy, em rút ra được kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
Luyện tập trang 22 SGK Khoa học 4: Nêu ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày.
Trả lời:
Một số tính chất của không khí được ứng dụng trong đời sống hàng ngày là:
+ Để xác định vị trí thủng của săm xe.
+ Để thổi bóng bay trang trí.
+ Làm căng săm, lốp xe.
+ Làm bơm tiêm.
+ ...
Vận dụng trang 22 SGK Khoa học 4: Quan sát cách người thợ sửa xe đạp xác định vị trí lỗ thủng trên săm xe sau khi bơm đầy không khí. Vì sao người thợ phát hiện được lỗ thủng?
Trả lời:
Người thợ phát hiện được lỗ thủng trên săm xe sau khi bơm đầy không khí vào săm rồi thả vào thùng nước bởi không khí trong săm xe được người thợ nén lại và thoát ra từ lỗ thủng, khi nhúng xuống nước sẽ tạo ra các bọt khí nổi lên trên mặt nước khiến người thợ dễ dàng tìm thấy vị trí bị thủng.
3. Thành phần của không khí:
Câu hỏi khám phá trang 23 SGK Khoa học 4:
+ Quan sát biểu đồ sau và trả lời câu hỏi: Không khí bao gồm những khí nào?
+ Ngoài ra, trong không khí còn chứa những gì?
Trả lời:
+ Không khí bao gồm khí ni- tơ và khí ô- xi.
+ Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các- bô- nic và các chất khí khác.
Câu hỏi khám phá trang 23 SGK Khoa học 4: Thí nghiệm: “Trong không khí có hơi nước không?”
Chuẩn bị: Hai cốc thủy tinh, một lọ phẩm màu, hai đĩa sứ, nước đá, nước lọc.
Thực hiện: Bố trí thí nghiệm như hình 12.
+ Cốc 1: Rót thêm nước lọc vào cốc, pha 1 giọt đến 2 giọt màu thực phẩm và cho thêm nước đá.
+ Cốc 2: Chỉ chứa nước lọc.
+ Sau khoảng 5 phút, quan sát bề mặt bên ngoài và đĩa lót của mỗi cốc.
Thảo luận:
+ Bề mặt bên ngoài của cốc nào có nước? Đĩa lót dưới cốc nước nào khô ráo?
+ Vì sao bề mặt ngoài của cốc có các hạt nước nhỏ bám vào? Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có gì?
Trả lời:
+ Sau khi quan sát thí nghiệm, em thấy bề mặt ngoài của cốc 1 có nước, đĩa lót dưới cốc 2 khô ráo.
+ Bề mặt ngoài của cốc có các hạt nước nhỏ bám vào bởi trong cốc 1 có đá lạnh, hơi nước trong không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại ngoài bề mặt cốc. Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có hơi nước.
Luyện tập trang 24 SGK Khoa học 4: Giải thích vì sao có những hiện tượng như trong các hình 13 và 14.
Trả lời:
+ Ở hình 13, bụi bám ở quạt thông gió là bởi trong không khí có chứa cả bụi, khi quạt đẩy không khí di chuyển thì bụi bẩn cũng từ đó di chuyển và bám lại ở quạt thông gió.
+ Ở hình 14, hơi nước đọng lại trên cửa kính lúc trời lạnh bởi khi trời lạnh thì cửa kính cũng lạnh, hơi nước trong không khí ngưng tụ, đọng lại trên mặt kính.
Câu hỏi khám phá trang 24 SGK Khoa học 4: Thí nghiệm: “Tìm hiểu không khí cần cho sự cháy”
Chuẩn bị: Cây nến, bật lửa, cốc thủy tinh (cao hơn cây nến).
Thực hiện: Đốt cây nến và úp cốc thủy tinh che kín cây nến. Quan sát hiện tượng.
Thảo luận:
+ Giải thích vì sao cây nến bị tắt sau một thời gian.
+ Nếu thay cốc thủy tinh lớn hơn thì thời gian cháy của cây nến có thay đổi không? Giải thích.
Trả lời:
+ Cây nến bị tắt sau một thời gian bởi sau một thời gian, lượng ô – xi giúp duy trì sự cháy trong cốc đã hết dần khiến cây nến bị tắt.
+ Nếu thay cốc thủy tinh lớn hơn thì thời gian cháy của cây nến sẽ lâu hơn vì lượng ô-xi ở trong cốc nhiều hơn.
Vận dụng trang 24 SGK Khoa học 4: Quan sát các hình dưới đây và giải thích vì sao cần làm như vậy.
Trả lời:
+ Ở hình 16, dựa theo tính chất không khí cần cho sự cháy nên lúc nhóm lửa chúng ta dùng ống thổi thổi không khí vào trong sẽ khiến cho lửa bén và cháy to hơn.
+ Ở hình 17, khi sử dụng khăn ướt sẽ ngăn được không khí tiếp xúc với vật cháy, giúp cho ngọn lửa không thể tiếp tục cháy.