Khoa học lớp 4 trang 22 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 22 trong Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Khoa học lớp 4.
Giải Khoa học lớp 4 trang 22 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 22 SGK Khoa học 4:
Thí nghiệm: “Không khí có thể nén lại và dãn ra không?”
Chuẩn bị: Một bơm tiêm.
Thực hiện:
+ Kéo ruột bơm tiêm lên nấc cuối cùng để rút đầy không khí (hình 9a).
+ Bịt ngón tay vào đầu của vỏ bơm tiêm, đẩy ruột bơm tiêm vào hết cỡ (hình 9c).
Thảo luận:
+ Quan sát hiện tượng, sử dụng các từ “nén lại” và “dãn ra” để mô tả hiện tượng ở hình 9b và 9c.
+ Rút ra kết luận về các tính chất chung của không khí.
Trả lời:
+ Sau khi quan sát thí nghiệm, em thấy ở hình 9b không khí đang bị nén lại, ở hình 9c không khí được dãn ra.
+ Như vậy, em rút ra được kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
Luyện tập trang 22 SGK Khoa học 4: Nêu ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày.
Trả lời:
Một số tính chất của không khí được ứng dụng trong đời sống hàng ngày là:
+ Để xác định vị trí thủng của săm xe.
+ Để thổi bóng bay trang trí.
+ Làm căng săm, lốp xe.
+ Làm bơm tiêm.
+ ...
Vận dụng trang 22 SGK Khoa học 4: Quan sát cách người thợ sửa xe đạp xác định vị trí lỗ thủng trên săm xe sau khi bơm đầy không khí. Vì sao người thợ phát hiện được lỗ thủng?
Trả lời:
Người thợ phát hiện được lỗ thủng trên săm xe sau khi bơm đầy không khí vào săm rồi thả vào thùng nước bởi không khí trong săm xe được người thợ nén lại và thoát ra từ lỗ thủng, khi nhúng xuống nước sẽ tạo ra các bọt khí nổi lên trên mặt nước khiến người thợ dễ dàng tìm thấy vị trí bị thủng.
Lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí hay khác: